Có nên “lên đời” NAS Synology ? Những yếu tố cần cân nhắc trước khi “lên đời”

Đối với các fan lâu năm của Synology, việc sở hữu các dòng NAS “đời cũ” hẳn không quá xa lạ. Cũng như việc sử dụng một chiếc điện thoại, việc “lên đời” là cần thiết khi thiết bị hiện tại đã không còn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người dùng.
Tuy nhiên, với NAS Synology, dù người dùng cá nhân hay doanh nghiệp, bất kể sử dụng làm File Server hay để Backup thì việc “lên đời” không đơn giản như chiếc điện thoại.

Hãy cùng Mstar Corp phân tích các yếu tố cần cân nhắc đến khi “lên đời” thiết bị NAS Synology.

Các yếu tố quyết định

Hầu hết người dùng nếu đang sử dụng các model NAS Synology cũ / đã bị bỏ mẫu, đều vẫn đang hài lòng với những gì thiết bị đó mang lại. Đây là điều hoàn toàn hiển nhiên, ví dụ nếu bạn sử dụng NAS Synology DS215+ cho File Server hoặc Media Server thì rõ ràng không có gì bạn phải đắn đo khi “lên đời” cả.
Yếu tố tiên quyết cho việc “lên đời” ở đây, chính là các lợi ích bạn sẽ nhận được sau khi nâng cấp.

Và sau đây là các lợi ích ta nên cân nhắc theo 3 nhóm chính:

  • Sự khác biệt về phần cứng giữa 2 thiết bị: Việc cân nhắc các giá trị nhận được từ phần cứng sau khi nâng cấp (CPU, RAM, các cổng I/O,..) có thật sự đáng hay không ? Có giúp tăng hiệu suất hay tốc độ lên đáng kể hay không ?
  • Phân chia các tính năng theo mức độ quan trọng:
    • Phải có
    • Có thì tốt
    • Không thật sự quá quan trọng

Để có thể cân nhắc về việc có nên “lên đời” hay không, bạn cần phải sắp xếp rõ được các mức độ quan trọng về nhu cầu của mình. Chẳng hạn, với các nhiếp ảnh gia thì việc sử dụng các ứng dụng như Moments hay Photo Stations là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, 2 ứng dụng này lại không phải là ứng dụng phải-có khi dùng trong môi trường doanh nghiệp với yêu cầu về File Server, Backup dữ liệu.

  • Các ứng dụng chỉ khi nâng cấp mới: Việc nâng cấp có cho bạn khả năng sử dụng ứng dụng nào đó hay không ? Và ứng dụng đó có nằm trong nhóm ứng dụng phải-có hay không ? Chẳng hạn với Active Backup for Business là ứng dụng phải-có đối với doanh nghiệp. Thì với nhiếp ảnh gia, chẳng ai quan tâm đến ứng dụng này.

Thật vậy, vẫn với trường hợp bạn sử dụng DS215+ cho cá nhân và đang cân nhắc nâng cấp lên thiết bị DS218+, có thể thấy rõ ràng rằng lợi ích bạn nhận được sau khi nâng cấp sẽ không quá nhiều.

DS215+ DS218+
Khác biệt phần cứng CPU: Annapurna Labs Alpine AL-212 dual core 1.4GHz

RAM: 1GB DDR3

CPU: Intel Celeron J3355 Dual Core 2.5 GHz

RAM: 2GB DDR3

Phân chia tính năng Lưu trữ, quản trị tập trung

(16TB x 2-bay)

Hỗ trợ đầy đủ bộ ứng dụng media: Photo Stations, Video Station, Audio Station, Moments, …

Lưu trữ, quản trị tập trung

(16TB x 2-bay)

Hỗ trợ đầy đủ bộ ứng dụng media: Photo Stations, Video Station, Audio Station, Moments, …

Chỉ khi nâng cấp mới có File System: không hỗ trợ định dạng btrfs

Ứng dụng: không hỗ trợ Active Backup Suites

 

File System: hỗ trợ định dạng btrfs

Ứng dụng: hỗ trợ Active Backup Suites

Hỗ trợ độ phân giải 4K

Với bảng so sánh trên, bạn có thể thấy rõ rằng, với người dùng cá nhân, việc thêm 1GB RAM hoặc ứng dụng Active Backup là thật sự không cần thiết. Nếu như có ảnh hưởng quan trọng, có chăng là định dạng file system btrfs mà thôi.

>>Xem ngay bài viết so sánh ext4 và brtfs

Nên làm gì nếu hết dung lượng ổ cứng ?

Vậy, trong trường hợp chúng ta sử dụng DS215+ và 2 ổ 4TB và đã hết dung lượng ổ cứng, chúng ta nên xử lý như thế nào ? Trong trường hợp tiết kiệm chi phí nhất, ta có thể thay 2 ổ 4TB đó bằng 2 ổ có dung lượng lớn hơn (đảm bảo DS215+ đang chạy RAID 1 )

Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn hợp lý nếu ta nâng cấp lên DS918+. Với việc này, người dùng hoàn toàn có thể tránh được việc hết dung lượng ổ cứng sau này vì DS918+ có thể mở rộng lên đến 9-bay. Hơn nữa, phần cứng của DS918+ cũng hoàn toàn vượt trội hơn so với DS215+:

  • Intel Quadcore J3455
  • 4GB DDR3L (up-to 8GB)
  • Hỗ tợ chạy cache với SSD M.2280 NVMe
  • Hỗ trợ độ phân giải 4K

DS215+ DS218+ DS918+
Khác biệt phần cứng CPU: Annapurna Labs Alpine AL-212 dual core 1.4GHz

RAM: 1GB DDR3

CPU: Intel Celeron J3355 Dual Core 2.5 GHz

RAM: 2GB DDR3

CPU: Intel Celeron J3355 Quad Core 2.3 GHz

RAM: 4GB DDR3

Phân chia tính năng Lưu trữ, quản trị tập trung

(16TB x 2-bay)

Hỗ trợ đầy đủ bộ ứng dụng media: Photo Stations, Video Station, Audio Station, Moments, …

Lưu trữ, quản trị tập trung

(16TB x 2-bay)

Hỗ trợ đầy đủ bộ ứng dụng media: Photo Stations, Video Station, Audio Station, Moments, …

Lưu trữ, quản trị tập trung

(16TB x 4-bay)

Hỗ trợ đầy đủ bộ ứng dụng media: Photo Stations, Video Station, Audio Station, Moments, …

Chỉ khi nâng cấp mới có File System: không hỗ trợ định dạng btrfs

Ứng dụng: không hỗ trợ Active Backup Suites

 

File System: hỗ trợ định dạng btrfs

Ứng dụng: hỗ trợ Active Backup Suites

Hỗ trợ độ phân giải 4K

File System: hỗ trợ định dạng btrfs

Ứng dụng: hỗ trợ Active Backup Suites

Mở rộng lên 9-bay

Hỗ trợ độ phân giải 4K

M.2 NVMe x2

Có thể thấy rõ rằng, khi so sánh DS215+ với DS918+ thì việc “lên đời” là hoàn toàn xứng đáng. Hơn nữa, bạn có thể bán DS215+ và bù khoản tiền chênh lệch để lấy DS918+. Hoặc nếu kinh phí bạn dư gỉa hơn, bạn có thể sử dụng hoàn toàn cả 2 thiết bị NAS Synology DS918+ và DS215+ cùng Hyper Backup theo mô hình 3-2-1 để đảm bảo an toàn dữ liệu

Xem thêm về Mô hình backup 3-2-1 tại đây

Có nên “lên đời” hay không ?

Không ai có thể đảm bảo việc NAS sẽ hoạt động liên tục mà không hề hư hỏng. Hãy nghĩ đến việc, thiết bị DS215+ lưu trữ hình ảnh của gia đình bạn trong 5 năm trời, bỗng nhiên “chết bất đắc kỳ tử”. Việc đó sẽ kéo theo biết bao nhiêu hệ lụy, và dù bạn có muốn làm gì đi nữa thì cũng đã trễ. Do Synology đã bỏ mẫu, nên việc tìm linh kiện thay thế cho thiết bị cũng như việc sửa chữa là vô cùng khó khăn. Vì vậy, việc nâng cấp cũng chỉ xoay quanh câu hỏi “Với bạn, dữ liệu của bạn đáng giá bao nhiêu” ?

Mặt khác, hiệu suất làm việc cũng khá quan trọng. Chẳng ai muốn sử dụng một thiết bị chậm chạp, thực hiện bất cứ tác vụ nào cũng chậm. Rõ ràng, xu hướng sử dụng SSD để chạy cache cho NAS Synology đang ngày càng tăng nhanh. Phải có lí do, khi các model sau này của Synology đều cho bạn khả năng mở rộng với khe PCIe để chạy cache.

Kết luận

Tóm lại, khi cân nhắc về việc lên đời, bạn cần tham khảo đầy đủ các yếu tố sau:

  • Sự khác biệt về phần cứng giữa 2 thiết bị
  • Phân chia các tính năng theo mức độ quan trọng:
    • Phải có
    • Có thì tốt
    • Không thật sự quá quan trọng
  • Các ứng dụng chỉ khi nâng cấp mới có (bao gồm mục trên)
  • Monitor Performance (RAM, CPU load,..)

Nếu bạn cảm thấy dư dả về tài chính, thì thật sự nên “lên đời” thiết bị NAS Synology của mình. Không chỉ vì đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình, mà còn vì không sớm thì muộn, Synology cũng sẽ đem lại những thay đổi quan trọng và chỉ có ở các dòng gần đây mà thôi.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

MSTAR CORP

Hotline: 0943199449 – 0909514461

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/mstarcorp/

Website: mstarcorp.vn

Trụ sở: Tầng 1, 75 Hoàng Văn Thụ, phường 15, quận Phú Nhuận, TP. HCM

Chi nhánh Hà Nội : Tầng 11, tòa nhà Zen Tower, 12 đường Khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội





Bài viết liên quan

Leave a Reply

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.