Bạn có thể sử dụng ứng dụng Hyper Backup để sao lưu dữ liệu từ NAS Synology của mình sang các dịch vụ đám mây khác nhau như Google Drive, Dropbox, Amazon S3, Microsoft Azure, v.v. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sao lưu dữ liệu từ NAS Synology lên Google Drive bằng Hyper Backup. Bên cạnh Hyper Backup, bạn có thể backup dữ liệu từ NAS lên Google thông qua Cloud Sync.
Lưu ý: Bài viết này thực hiện các bước backup dữ liệu từ NAS Synology lên Google Drive bằng Hyper Backup từ A-Z trên hệ điều hành DSM 7.2.
Mục lục nội dung
Những việc cần làm trước khi vào chi tiết
Để thực hiện thao tác, bạn cần phải có:
- Một thiết bị NAS Synology.
- Ứng dụng Hyper Backup được cài đặt trên NAS Synology.
- Tài khoản Google Drive để xác thực.
Hướng dẫn backup dữ liệu từ NAS Synology lên Google Drive bằng Hyper Backup
Bước 1: Đăng nhập NAS và mở ứng dụng Hyper Backup. Bấm vào dấu “+”, chọn Folders and Packages rồi chọn Next.
Bước 2: Chọn và cấu hình các dịch sao lưu dữ liệu theo nhu cầu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ backup dữ liệu lên Cloud, cụ thể là Google Drive.
Bước 3: Sau khi bấm Next, màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ đăng nhập tài khoản Google.
Bước 4: Chọn email mà bạn muốn sử dụng và bấm “Allow” để cho phép Synology Hyper Backup truy cập vào tài khoản Google.
Bước 5: Cửa sổ mới xuất hiện, bạn bấm “Agree” để xác nhận.
Bước 6: Chọn thư mục đã có sẵn hoặc tạo một thư mục mới để lưu giữ các bản backup.
Bước 7: Chọn Folder, File cần thực hiện backup.
Bước 8: Chọn ứng dụng cần backup.
Bước 9: Đặt tên cho Task và thiết lập lịch tự động backup.
- Enable task notification: Bật thông báo tác vụ.
- Enable file change detail log: Nhật ký chi tiết thay đổi. Khi tick chọn, hệ thống sẽ cần phải có nhiều dung lượng lưu trữ hơn.
- Compress backup data: Dữ liệu sao lưu sẽ được thực hiện trước khi tải lên đám mây.
- Enable backup schedule: Tự động sao lưu dữ liệu của và cấu hình lịch thực hiện nhiệm vụ.
- Enable integrity check schedule: Kiểm tra toàn bộ nhiệm vụ cũng như dữ liệu thay đổi của các bản sao lưu.
- Enable client-side encryption: Thực hiện mã hóa dữ liệu. Bạn chỉ có thể bật mã hóa khi tạo tác vụ. Sau khi tác vụ được tạo, người dùng không thể thay đổi cài đặt mã hóa cho tác vụ.
Bước 10: Cài đặt Rotation.
- Enable backup rotation: Tự động xóa các phiên bản sao lưu cũ và không còn cần thiết.
- From the earliest versions: Lưu giữ số lượng N phiên bản sao lưu mới nhất và xóa các phiên bản cũ hơn.
- Smart Recycle: Lưu giữ số N (được xác định bằng Số phiên bản được lưu giữ tối đa) của các phiên bản sao lưu mới nhất và xóa các phiên bản cũ hơn. Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập một số điều kiệ được áp dụng để chỉ giữ lại các phiên bản mới nhất của bản sao lưu hàng giờ, hàng ngày và hàng tuần. Phiên bản sao lưu đáp ứng các điều kiện sẽ được giữ lại. Nếu tất cả các phiên bản sao lưu hiện có đáp ứng các điều kiện thì chỉ có các phiên bản cũ hơn sẽ bị xóa và các phiên bản mới nhất sẽ được giữ lại.
- Customized retention: Cài đặt khoảng thời gian lưu giữ và khoảng thời gian lập phiên bản tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
- Max number of kept versions: Số phiên bản được lưu trữ tối đa.
Bước 11: Nếu bấm “Yes”, task backup sẽ chạy ngay lập tức. Nếu bấm “No”, task backup sẽ chạy theo thời gian đã cài đặt ở trên.
Bước 12: Màn hình hiển thị như hình bên dưới là bạn đã thực hiện backup dữ liệu từ NAS Synology lên Google Drive bằng Hyper Backup thành công.
Kết luận
Bài viết này hướng dẫn bạn cách backup dữ liệu từ NAS Synology lên Google Drive bằng Hyper Backup. Bạn cũng có thể sao lưu dữ liệu từ NAS Synology của mình sang các dịch vụ đám mây khác như Dropbox, Amazon S2, Microsoft Azure, v.v. bằng Hyper Backup tương tự các bước trên. Để có thể thực hiện backup dữ liệu từ NAS Synology lên Google Drive bằng Hyper Backup dễ dàng hơn và đảm bảo an toàn dữ liệu, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp.
Mstar Corp là nhà phân phối NAS Synology hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp đội ngũ IT trình độ chuyên môn cao về NAS Synology cũng như các sản phẩm của Synology. Đồng thời, Mstar Corp có hơn 15 năm kinh nghiệm và triển khai thành công 1.500 dự án từ doanh nghiệp nhỏ cho đến lớn trong đa dạng lĩnh vực như hàng không, ngân hàng, truyền thông – giải trí,…, và cả tổ chức chính phủ. Liên hệ ngay với đội ngũ Mstar Corp để được hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm.
Tham gia Group những người dùng NAS Synology để cùng tìm hiểu sâu hơn về NAS Synology tại đây nhé: Synology Vietnam | Hỗ trợ kỹ thuật – Giải Pháp NAS
MODEL ĐỀ XUẤT
THÔNG TIN LIÊN HỆ: MSTAR CORP
Hotline: 0943199449 – 0909514461
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/mstarcorp/
Group hỗ trợ kỹ thuật: https://www.facebook.com/groups/synologyvn/
Website: mstarcorp.vn
Store: https://store.mstarcorp.vn/
Trụ sở: Tầng 1, 75 Hoàng Văn Thụ, phường 15, quận Phú Nhuận, TP. HCM
Chi nhánh Hà Nội : Tầng 11, tòa nhà Zen Tower, 12 đường Khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Bài viết liên quan
Cách kích hoạt Windows Search Service
Nếu bạn đang sử dụng Windows Server 2012 R2 hoặc Windows Server 2008 R2 cùng [...]
Quyền cần thiết để lưu tài liệu Microsoft Office
Khi làm việc với các tệp Microsoft Office, việc hiểu rõ về quyền truy cập [...]
Cách truy cập thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS
Việc truy cập vào các thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS là [...]
Cách sửa lỗi tên tệp bị lỗi ký tự
Khi sử dụng NAS Synology để lưu trữ và quản lý tệp tin, có thể [...]
Cách sửa lỗi tệp hoặc tên thư mục hiển thị 12HWA0~8
Khi sử dụng NAS Synology, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng tệp hoặc [...]
Cách lưu tệp từ Windows vào NAS Synology trong mạng nội bộ
Khi sử dụng NAS Synology, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu trở nên [...]
Kích thước ảnh khác nhau trên Synology Photos và ứng dụng iOS Photos
Việc phát hiện ra rằng kích thước của cùng một bức ảnh trên Synology Photos [...]
Lưu ý khi khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó
Khi cần khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó, có [...]
Cách ngăn chặn tấn công SSRF trên Download Station
Tấn công SSRF (Server Side Request Forgery) là mối đe dọa nghiêm trọng đối với [...]