Mỗi khi các bạn thực hiện kết nối hay truy cập wifi thì sẽ hay thấy SSID xuất hiện. Đây chính là tên mạng Wi-Fi của các bạn. Với SSID, các bạn hoàn toàn có thể phân biệt được các mạng Wifi với nhau. Để làm rõ hơn khái niệm ssid là gì cũng như công dụng, cách thức hoạt động của nó, mời các bạn tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây của MSTAR CORP nhé!.
Mục lục nội dung
Ssid là gì?
SSID (viết tắt của cụm từ Service Set Identifier) là tên chính của mạng cục bộ không dây (Wireless Local Area Network hay WLAN) bao gồm mạng WiFi gia đình và WiFi công cộng.
SSID là một chuỗi bao gồm các chữ cái hoặc số có độ dài tối đa là 32 ký tự có phân biệt chữ hoa và chữ thường. Vậy nên các bạn có thể hiểu là “WIFI MSTARCORP” và “wifi msrarcorp” là hai 2 SSID khác nhau. Ngoài ra các ký tự đặc biệt như dấu cách, dấu chấm, gạch dưới,… cũng được phép sử dụng.
Mặc dù SSID mặc định tên nhưng các bạn có thể đổi tên wifi cũng như thay đổi theo ý của mình nếu như các bạn có quyền truy cập và cài đặt.
Theo mặc định các router sẽ có tên theo nhà sản xuất như là Linksys, D-Link, NETGEAR,… Tuy nhiên SSID có thể được thay đổi nên các mạng WiFi thường không có tên như vậy.
Công dụng của Ssid là gì?
Tự động hiển thị khi người dùng tìm kiếm các mạng Wifi xung quanh
Công dụng của SSID là tự động hiển thị khi người dùng thực hiện tìm kiếm các mạng Wifi xung quanh, lúc đó các bạn sẽ thấy 1 hoặc nhiều SSID hiện ra. Trong trường hợp SSID được thiết lập tắt đi thì người tìm kiếm sẽ không thể dò tìm được wifi đó và như vậy thì người tìm kiếm cũng không truy cập vào mạng wifi đó được.
SSID góp phần làm tăng tính bảo mật mạng
SSID giúp làm tăng tính bảo mật mạng, tránh người dùng truy cập trái phép vào để sử dụng mạng wifi. Bởi SSID khi được thiết lập ở chế độ tắt hoặc để chế độ ẩn thì sẽ không thể dò tìm ra và không thể kết nối. Tuy nhiên đây không phải là cách bảo vệ mạng tốt nhất, trong trường hợp nếu có ai đó cố tình muốn truy cập trái phép vào mạng wifi của bạn thì dù có ẩn SSID cũng sẽ bị dò tìm thấy. Cách dò tìm khi này không thông qua SSID mà bằng cách là chặn tín hiệu đường truyền từ router đến thiết bị máy tính.
Cách thức hoạt động của ssid là gì?
SSID được sử dụng cho tất cả những loại điểm truy cập wifi, kể cả wifi công cộng và mạng wifi gia đình. Chúng được thiết kế để phân biệt những mạng Wifi trong khu vực khi có rất nhiều mạng không dây xuất hiện. Tương tự các bạn vẫn có thể dễ dàng kết nối chuẩn xác với mạng mà các bạn mong muốn.
Khi các bạn sử dụng các thiết bị kết nối như máy tính xách tay, điện thoại thông minh để tìm kiếm mạng wifi. Hệ thống sẽ tự động hiện ra một hệ thống danh sách tên SSID. Lúc này, các bạn có thể kết nối với mạng không dây bằng cách lựa chọn một tên mạng bất kỳ trong danh sách các mạng khả dụng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể biết được đó là mạng có được bảo mật thông tin hay không thông qua biểu tượng mã hóa bên cạnh tên mạng.
Do các hệ thống SSID wifi thường hỗ trợ tối đa lên đến 32 ký tự gồm chữ cái, chữ số để giúp người dùng sử dụng đặt tên, mật khẩu truy cập. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên nhập SSID broadcast quá ngắn. Các bạn có thể thực hiện thay đổi các tên SSID wifi mặc định thành một cái tên dễ nhớ hơn so với các mạng lân cận. Việc này có thể thực hiện một cách rất đơn giản thông qua giao diện lập trình web của thiết bị đó.
Cách sử dụng thiết bị ssid là gì?
Để hiểu hơn về SSID là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu xem SSID được sử dụng như thế nào nhé? Như đã nói ở trên, khi các bạn dò tìm mạng WiFi xung quanh. Sẽ có một danh sách các WiFi hiển thị trên màn hình điện thoại thông minh, máy tính, Laptop…
Các bạn chỉ cần chọn tên mạng đang mở của công ty hay gia đình để đăng nhập. Thông qua danh sách này các bạn sẽ biết được đâu là mạng đang mở và đâu là mạng được bảo mật. Do đó, các bạn có thể vào trực tiếp mạng đang hoạt động mà không cần mật khẩu, còn với mạng được cài đặt bảo mật thì các bạn cần password thì mới có thể truy cập được.
Trên đây là thông tin chia sẻ về ssid là gì mà MSTAR CORP muốn chia sẻ đến mọi người. Ngoài ra, để được tư vấn đặt mua các thiết bị lưu trữ NAS Synology chính hãng, phù hợp với nhu cầu sử dụng, cụ thể như thiết bị lưu trữ NAS Synology DS923+, thiết bị lưu trữ NAS Synology DS223,…Quý khách hãy liên hệ ngay đến MSTAR CORP qua thông tin chi tiết bên dưới nhé!
Mstar Corp là Service Provider chính hãng, là nhà phân phối Synology C2 tại Việt Nam. Có đội ngũ IT trình độ chuyên môn cao về NAS Synology cũng như các sản phẩm của Synology. Đã có kinh nghiệm triển khai nhiều dự án từ doanh nghiệp nhỏ cho đến lớn, hay cả đơn vị chính phủ. Liên hệ ngay với đội ngũ Mstar Corp để được hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
MSTAR CORP
Hotline: 0943 199 449 – 0909 514 461
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/mstarcorp/
Website: https://mstartech.vn/
Trụ sở: Tầng 1, 75 Hoàng Văn Thụ, phường 15, quận Phú Nhuận, TP. HCM
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 11, tòa nhà Zen Tower, 12 đường Khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Bài viết liên quan
Cách kích hoạt Windows Search Service
Nếu bạn đang sử dụng Windows Server 2012 R2 hoặc Windows Server 2008 R2 cùng [...]
Quyền cần thiết để lưu tài liệu Microsoft Office
Khi làm việc với các tệp Microsoft Office, việc hiểu rõ về quyền truy cập [...]
Cách truy cập thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS
Việc truy cập vào các thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS là [...]
Cách sửa lỗi tên tệp bị lỗi ký tự
Khi sử dụng NAS Synology để lưu trữ và quản lý tệp tin, có thể [...]
Cách sửa lỗi tệp hoặc tên thư mục hiển thị 12HWA0~8
Khi sử dụng NAS Synology, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng tệp hoặc [...]
Cách lưu tệp từ Windows vào NAS Synology trong mạng nội bộ
Khi sử dụng NAS Synology, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu trở nên [...]
Kích thước ảnh khác nhau trên Synology Photos và ứng dụng iOS Photos
Việc phát hiện ra rằng kích thước của cùng một bức ảnh trên Synology Photos [...]
Lưu ý khi khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó
Khi cần khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó, có [...]
Cách ngăn chặn tấn công SSRF trên Download Station
Tấn công SSRF (Server Side Request Forgery) là mối đe dọa nghiêm trọng đối với [...]