Thiết bị lưu trữ SAN là gì? Gợi ý 2 thiết bị SAN Synology

Thiết bị lưu trữ SAN là gì? Gợi ý 2 thiết bị SAN Synology

Khi dữ liệu trở thành tài sản quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp, việc sử dụng các giải pháp hiệu quả để lưu trữ và quản lý dữ liệu là điều rất cần thiết. Một trong những giải pháp lưu trữ nổi bật chính là Storage Area Network, viết tắt là SAN. Hãy cùng Mstartech khám phá thiết bị lưu trữ SAN trong bài viết dưới đây.

Thiết bị lưu trữ SAN là gì?

SAN (viết tắt của Storage Area Network) là một mạng lưu trữ chuyên biệt, không phụ thuộc vào máy chủ, hoàn toàn độc lập với các mạng LAN và WAN. SAN tập trung thiết bị lưu trữ và máy chủ, kết nối chúng thông qua công nghệ mạng như Fibre Channel hoặc iSCSI.

Điều này giúp máy chủ truy cập nhanh chóng vào ổ đĩa cứng, bộ nhớ đệm và các hệ thống lưu trữ khác trên mạng, đồng thời chia sẻ tài nguyên lưu trữ với nhiều ứng dụng khác nhau một cách hiệu quả.

Thiết bị lưu trữ SAN là gì?

Thiết bị lưu trữ SAN là gì? (Nguồn: Internet)

Lợi ích của thiết bị lưu trữ SAN

  • Cải thiện khả năng sẵn sàng của ứng dụng: Thiết bị lưu trữ SAN tách biệt lưu trữ khỏi máy chủ, giúp giảm thiểu khả năng một máy chủ bị lỗi sẽ dẫn đến mất truy cập vào dữ liệu.
  • Tăng hiệu suất ứng dụng: Thiết bị lưu trữ SAN loại bỏ xử lý lưu trữ khỏi máy chủ, giúp máy chủ tập trung vào các tác vụ quan trọng khác.
  • Đơn giản hóa quản lý tập trung: SAN tạo ra một hình ảnh duy nhất của phương tiện lưu trữ. Điều này giúp đơn giản hóa việc quản lý lưu trữ, chẳng hạn như cấp quyền truy cập và triển khai các chính sách lưu trữ.

Lợi ích của thiết bị lưu trữ SAN

Lợi ích của thiết bị lưu trữ SAN (Nguồn: Internet)

Các thành phần chính trong hệ thống SAN

  • Thiết bị lưu trữ: Gồm ổ đĩa cứng, bộ nhớ đệm và các hệ thống lưu trữ khác, chúng được liên kết với mạng Storage Area Network (SAN) thông qua các thiết bị đầu cuối.
  • Phần mềm quản lý và phân phối dữ liệu: Phần mềm này đảm nhận vai trò quản lý và phân phối dữ liệu đến các máy chủ trên mạng SAN, giúp tối ưu hóa quá trình này.
  • Thiết bị chuyển mạch SAN: Các thiết bị chuyển mạch trong SAN sử dụng các công nghệ kết nối đặc biệt như Fibre Channel (FC), iSCSI hoặc FCoE để kết nối thiết bị lưu trữ với máy chủ, tạo ra một hệ thống mạng hiệu quả và linh hoạt.

Tính năng nổi bật của thiết bị lưu trữ SAN storage

  • Cơ sở dữ liệu: Thiết bị lưu trữ SAN storage là giải pháp lưu trữ linh hoạt, giảm độ trễ và tăng băng thông, đáp ứng hiệu suất cao cho hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý giao dịch lớn.
  • Ảo hóa máy chủ: Hệ thống SAN hỗ trợ quản lý lưu trữ tập trung và di chuyển linh hoạt máy ảo giữa các máy chủ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của tổ chức sử dụng nhiều ứng dụng doanh nghiệp trên máy chủ ảo.
  • Phần mềm quản lý doanh nghiệp: SAN tăng sẵn sàng ứng dụng, giảm downtime và tối ưu hiệu suất cho các ứng dụng kinh doanh như ERP, CRM, SCM hay BI, đảm bảo lưu trữ an toàn và khả dụng.
  • Hỗ trợ ảo hóa dữ liệu: Với khả năng giảm độ trễ, tăng băng thông và quản lý lưu trữ hiệu quả, thiết bị lưu trữ SAN là lựa chọn lý tưởng để hỗ trợ Virtual Desktop Infrastructure (VDI) với hàng ngàn người dùng đồng thời.

Thiết bị lưu trữ SAN thường được sử dụng để làm gì?

  • Hỗ trợ đa dạng các công nghệ kết nối tốc độ cao như FC, iSCSI, FCoE, và FC-NVMe.
  • Tốc độ nhập xuất dữ liệu cao và độ trễ thấp, đảm bảo hiệu suất tối ưu.
  • Tách biệt giữa thiết bị lưu trữ và máy chủ để nâng cao mức độ an toàn.
  • Cung cấp tính năng xác thực, quản lý quyền, và kiểm soát truy xuất theo vùng.
  • Khả năng ứng dụng cao, hỗ trợ cấu hình mạng phức tạp và chuyên biệt để quản lý lưu trữ và triển khai kỹ thuật clustering cho server-storage.
  • Quản lý tập trung dữ liệu giúp dễ dàng chia sẻ và quản lý thông tin.
  • Mở rộng phạm vi lưu trữ một cách linh hoạt bằng cách thêm bộ nhớ mà không cần cấu hình lại các thiết bị khác.
  • Cho phép nhiều máy chủ chia sẻ một hoặc nhiều thiết bị lưu trữ.
  • Bảo trì và nâng cấp hạ tầng dễ dàng thông qua tính năng sao lưu dữ liệu nội bộ, giảm băng thông mạng LAN với tính năng LAN-free backup.
  • Lựa chọn hàng đầu cho các công việc hoặc ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao như xử lý giao dịch trong ngành ngân hàng, tài chính.

Thiết bị lưu trữ SAN thường được sử dụng để làm gì

Thiết bị lưu trữ SAN thường được sử dụng để làm gì? (Nguồn: Internet)

Gợi ý 2 thiết bị lưu trữ SAN Synology

SAN Synology UC3200 SAN Synology UC3400
Số mô-đun điều khiển 2 2
Mẫu CPU Intel Xeon D-1521 Intel Xeon D-1541
Tần số CPU 4-core 2.4 (căn bản) / 2.7 (tốc độ cao) GHz 8-core 2.1 (căn bản) / 2.7 (tốc độ cao) GHz
Bộ nhớ hệ thống 8 GB DDR4 ECC UDIMM (mỗi bộ điều khiển) 8 GB DDR4 ECC UDIMM (mỗi bộ điều khiển)
Tổng số khe cắm bộ nhớ 4 (mỗi bộ điều khiển) 4 (mỗi bộ điều khiển)
Khay ổ đĩa 12 12
Số khay ổ đĩa tối đa với thiết bị mở rộng 36 (RXD1219sas x 2) 36 (RXD1219sas x 2)

Bài viết trên của Mstartech đã giúp bạn khám phá các thông tin về thiết bị lưu trữ SAN. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp lưu trữ SAN chính hãng, chất lượng cao cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp. Với vai trò là nhà phân phối Synology hàng đầu Việt Nam, chúng tôi xây dựng hệ thống lưu trữ SAN Synology chất lượng, hiệu suất tốt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bạn.





Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.