Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc quản lý và bảo vệ dữ liệu quan trọng là một thách thức đối với chủ doanh nghiệp. Vì thế, giải pháp lưu trữ dữ liệu đang trở thành một trong các vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Hãy cùng Mstartech tìm hiểu 4 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Ổ cứng rời
Ổ cứng rời là một thiết bị lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ gọn và thường kết nối với máy tính thông qua cổng USB. Đây là giải pháp phổ biến để lưu trữ dữ liệu, chia sẻ tập tin và mở rộng dung lượng lưu trữ của các thiết bị.
Ưu điểm:
- Dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi.
- Dung lượng lưu trữ lớn, có thể lên đến hàng chục terabyte.
- Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh.
- Sao lưu dữ liệu từ máy tính hoặc thiết bị di động, tránh mất dữ liệu do sự cố.
Nhược điểm:
- Dễ bị mất hoặc hỏng nếu không được lưu trữ hoặc bảo quản đúng cách.
- Rủi ro mất dữ liệu mà không thể khôi phục nếu ổ cứng gắn ngoài bị mất hoặc hỏng.
- Tốc độ truyền dữ liệu thường chậm hơn ổ cứng nội bộ hoặc các giải pháp lưu trữ khác như SSD.
- Hạn chế khả năng di chuyển vì ổ cứng gắn ngoài cần được kết nối với máy tính thông qua cáp.
Một trong giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp – ổ cứng rời (Nguồn: Internet)
Ổ cứng trong
Ổ cứng trong là một trong các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp thường được sử dụng. Đây là thiết bị được gắn vào bên trong máy tính để bàn hoặc laptop, được dùng để lưu trữ dữ liệu được cài đặt và kết nối trực tiếp vào bên trong máy tính hoặc thiết bị lưu trữ. Ổ cứng trong thường được kết nối với các bộ vi xử lý và các thành phần khác của máy tính thông qua giao diện SATA.
Ưu điểm:
- Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh thông qua việc kết nối trực tiếp với hệ thống, ổ cứng gắn trong.
- Thường được tích hợp sẵn trong các máy tính và thiết bị lưu trữ, giúp tiết kiệm không gian và đảm bảo tính tương thích với hệ thống.
- Tính bảo mật cao vì dữ liệu được lưu trữ chặt chẽ bên trong máy tính.
- Ổn định và đáng tin cậy vì ổ cứng trong được gắn kết trực tiếp vào hệ thống.
Nhược điểm:
- Giới hạn không gian không gian lưu trữ và thường không thể mở rộng dễ dàng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cần lưu trữ một lượng lớn dữ liệu.
- Hạn chế khả năng di chuyển vì ổ cứng gắn trong được cài đặt sẵn bên trong máy tính hoặc thiết bị lưu trữ. Điều này sẽ gây khó khăn khi bạn cần truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị hoặc khi cần thay đổi hệ thống.
- Nguy cơ mất dữ liệu nếu máy tính hoặc thiết bị lưu trữ gặp sự cố. Để hạn chế khả năng mất dữ liệu, bạn sẽ cần thường xuyên thực hiện sao lưu dữ liệu.
Ổ cứng gắn trong (Nguồn: Internet)
Lưu trữ đám mây (Cloud)
Lưu trữ đám mây (Cloud) là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến, cho phép người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu trên máy chủ từ xa. Nhờ đó, người dùng có thể truy cập vào dữ liệu mọi nơi trên thế giới.
Ưu điểm:
- Có thể truy cập dữ liệu của mình ở bất kỳ nơi nào, chỉ cần có kết nối Internet.
- Độ tin cậy cao vì dữ liệu vẫn được bảo vệ dù máy tính bị hỏng hoặc mất.
- Có thể mở rộng không gian lưu trữ của mình nhanh chóng và dễ dàng.
- Không cần phải lo lắng về việc bảo trì, sửa chữa thiết bị lưu trữ.
Nhược điểm:
- Tính bảo mật không cao vì dữ liệu của người dùng được lưu trữ trên các máy chủ từ xa. Đồng thời, nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu do lỗi bảo mật hoặc hacker tấn công sẽ rất cao.
- Phụ thuộc vào tốc độ internet để truy cập và tải lên/ tải xuống dữ liệu
- Chi phí tăng cao khi doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ lớn.
Lưu trữ đám mây (Online Storage) (Nguồn: Internet)
Ổ cứng mạng NAS
Ổ cứng mạng NAS (Network Attached Storage) là một thiết bị lưu trữ dữ liệu kết nối với hệ thống mạng LAN có kết nối Internet. Thiết bị này là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiện đại, giúp người dùng chia sẻ và truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm cả máy tính, laptop, điện thoại di động, và máy chủ.
Ưu điểm:
- Dễ dàng cài đặt và sử dụng mà không cần có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về kỹ thuật.
- Cho phép truy cập dữ liệu từ xa thông qua mạng internet.
- Khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và cho phép mở rộng dung lượng lưu trữ dễ dàng khi có nhu cầu.
- Chia sẻ dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng cho nhiều người dùng, giúp tăng hiệu suất công việc.
- Đảm bảo an toàn dữ liệu với các tính năng bảo mật như mã hóa, sao lưu dữ liệu tự động và định kỳ, quản lý người dùng,..
- Phục hồi dữ liệu nhanh chóng khi xảy ra sự cố.
- Tiết kiệm chi phí vì bạn chỉ cần mua một thiết bị duy nhất để lưu trữ và quản lý dữ liệu của nhiều người dùng.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các ổ cứng thông thường.
- Cần kiến thức về mạng và hệ thống để thiết lập và sử dụng NAS một cách hiệu quả.
- Hiệu suất truy cập dữ liệu có thể bị gián đoạn nếu kết nối mạng không ổn định và không đủ băng thông.
Ngoài ra, để tăng cường ưu điểm cho thiết bị NAS, Synology đã cho ra đời dịch vụ đám mây Synology C2. Đây là một trong các dịch vụ giúp thực hiện chiến lược backup 3-2-1 với khả năng bảo mật dữ liệu lên đến 99%.
Ổ cứng mạng NAS là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiện đại
Thông qua bài viết trên, Mstartech đã cung cấp cho bạn 4 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp. Mstar Corp vừa là nhà cung cấp các ổ cứng mạng NAS, vừa là nhà phân phối Synology C2 chính hãng tại Việt Nam. Vì thế, nếu doanh nghiệp của bạn muốn tìm giải pháp lưu trữ dữ liệu hiệu quả, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp để được tư vấn ngay.
Bài viết liên quan
Cách kích hoạt Windows Search Service
Nếu bạn đang sử dụng Windows Server 2012 R2 hoặc Windows Server 2008 R2 cùng [...]
Quyền cần thiết để lưu tài liệu Microsoft Office
Khi làm việc với các tệp Microsoft Office, việc hiểu rõ về quyền truy cập [...]
Cách truy cập thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS
Việc truy cập vào các thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS là [...]
Cách sửa lỗi tên tệp bị lỗi ký tự
Khi sử dụng NAS Synology để lưu trữ và quản lý tệp tin, có thể [...]
Cách sửa lỗi tệp hoặc tên thư mục hiển thị 12HWA0~8
Khi sử dụng NAS Synology, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng tệp hoặc [...]
Cách lưu tệp từ Windows vào NAS Synology trong mạng nội bộ
Khi sử dụng NAS Synology, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu trở nên [...]
Kích thước ảnh khác nhau trên Synology Photos và ứng dụng iOS Photos
Việc phát hiện ra rằng kích thước của cùng một bức ảnh trên Synology Photos [...]
Lưu ý khi khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó
Khi cần khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó, có [...]
Cách ngăn chặn tấn công SSRF trên Download Station
Tấn công SSRF (Server Side Request Forgery) là mối đe dọa nghiêm trọng đối với [...]