Chắc hẳn đã từng nghe đến cụm từ lưu trữ đám mây và có thể bạn đang sử dụng phương thức này để lưu trữ thay cho các thiết bị lưu trữ dữ liệu của cá nhân, gia đình, doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về lưu trữ đám mây là gì và các lợi ích của loại thiết bị lưu trữ này chưa? Hãy cùng Mstartech khám phá lưu trữ đám mây là gì và TOP 7 dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây là gì? Lưu trữ đám mây là mô hình điện toán đám mây giúp lưu trữ, quản lý, chia sẻ dữ liệu thông qua nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Đây được xem là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho thiết bị lưu trữ dữ liệu tại chỗ và ngày càng phổ biến do tính tiện lợi. Người dùng có thể truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị có kết nối mạng như máy tính bảng, laptop, điện thoại di động,…
Lưu trữ đám mây là gì? (Nguồn: Internet)
Tại sao nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây?
- Truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, giúp người dùng linh hoạt truy cập và quản lý dữ liệu.
- Không cần sở hữu thiết bị lưu trữ vật lý, như với thiết bị lưu trữ USB nên hạn chế nguy cơ mất thiết bị và thất thoát dữ liệu quan trọng.
- Chia sẻ nội dung với đồng nghiệp, người thân một cách dễ dàng, an toàn.
- Không yêu cầu cơ sở hạ tầng công nghệ để lưu trữ dữ liệu, Nhờ đó, chi phí đầu tư ban đầu sẽ thấp hơn chi phí đầu tư hệ thống lưu trữ dữ liệu.
- Dịch vụ lưu trữ đám mây thường cung cấ tính năng tự động sao lưu dữ liệu, giúp người dùng hạn chế khả năng mất mát, thất thoát thông tin quan trọng.
- Các cập nhật phần mềm và tính năng mới thường được triển khai tự động, giúp người dùng luôn sử dụng ứng dụng và dịch vụ mới nhất.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây? (Nguồn: Internet)
Cách hoạt động của lưu trữ đám mây là gì?
Trong điện toán đám mây, các dịch vụ lưu trữ đám mây hoạt động như mạng lưới máy chủ dữ liệu được kết nối để chia sẻ và truy cập dữ liệu trên các thiết bị. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây sở hữu và duy trì các máy chủ ngoại vi tại các trung tâm dữ liệu. Người dùng có thể tải tệp lên máy chủ và truy cập dữ liệu đám mây thông qua trang web trên tất cả thiết bị có kết nối mạng, từ máy tính để bàn đến ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Ưu và nhược điểm của lưu trữ đám mây là gì?
Ưu điểm
- Tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính: Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ chịu trách nhiệm duy trì và bảo vệ dữ liệu, giúp giải phóng nhân viên khỏi các nhiệm vụ liên quan đến lưu trữ như cài đặt, quản trị và bảo trì hạ tầng công nghệ. Nhờ đó, nhân viên có thể tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính.
- Triển khai nhanh chóng: Sử dụng dịch vụ đám mây giúp tăng tốc quá trình thiết lập và mở rộng dung lượng lưu trữ. Người dùng có thể bắt đầu sử dụng trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, tùy thuộc vào dung lượng lưu trữ.
- Khả năng mở rộng linh hoạt: Những hạn chế của thiết bị lưu trữ tại chỗ là khả năng mở rộng dung lượng. Lưu trữ đám mây giúp bạn dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ.
- Tính liên tục trong kinh doanh: Việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động và tính gián đoạn của hoạt động kinh doanh trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp hạn chế quyền truy cập của bạn.
Nhược điểm
- Bảo mật: Các mối lo ngại về bảo mật là nhược điểm lớn nhất của các dịch vụ lưu trữ đám mây. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây luôn cập nhật các công nghệ bảo mật hiện đại của dịch vụ lưu trữ đám mây. Tuy nhiên, các cuộc tấn công mạng, hacker vẫn thường xuyên xảy ra và nhắm đến các dữ liệu được lưu trên dịch vụ đám mây, đe dọa dữ liệu quan trọng của người dùng.
- Quyền kiểm soát dữ liệu bị kiểm soát bởi bên thứ ba: Việc giao quy trình bảo trì và quản lý cho bên thứ ba giúp người dùng dễ dàng truy cập và lưu trữ dữ liệu mà không cần lo lắng về vấn đề bảo trì. Tuy nhiên, điều này sẽ hạn chế quyền kiểm soát của người dùng đối với dữ liệu.
- Độ trễ: Sự chậm trễ trong quy trình truyền dữ liệu đến và đi từ đám mây có thể xảy ra do tắc nghẽn lưu lượng, đặc biệt là khi bạn sử dụng internet công cộng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu độ trễ bằng cách tăng băng thông kết nối.
- Tuân thủ quy định: Một số ngành nghề chuyên biệt như chăm sóc sức khỏe, tài chính – ngân hàng,… phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư và lưu trữ dữ liệu. Do đó, các công ty trong lĩnh vực này không thể sử dụng đám mây lưu trữ cho một số loại tệp nhất định như hồ sơ y tế, hồ sơ đầu tư,… Thay vào đó, các doanh nghiệp này nên sử dụng các thiết bị lưu trữ vật lý như NAS Synology hoặc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây uy tín, đáng tin.
3 loại dịch vụ lưu trữ đám mây
Public cloud
So sánh TOP 5 dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến
Tiêu chí | Hãng | Dung lượng lưu trữ | Tốc độ truyền dữ liệu |
C2 Storage | Synology | Tùy vào gói dịch vụ, dao động từ 100 GB đến hơn 200 Terabyte | Dao động từ 500 KB/s đến 4MB/s |
Google Drive | Miễn phí 15 GB dung lượng, có thể tăng lên hơn 100 GB tùy vào gói dịch vụ | Dao động từ 4 – 5 MB/s | |
OneDrive | Microsoft | Miễn phí 5 GB dung lượng, có thể tăng lên tới 6 TB tùy vào gói dịch vụ | Dao động từ 50 – 100.000 KB/giây |
iCloud | Apple | Miễn phí 5 GB dung lượng, có thể tăng lên tới 12 TB tùy vào gói dịch vụ | Tùy thuộc vào nhiều yếu tố và bản cập nhật của Apple |
Dropbox | Dropbox | Miễn phí 50 GB dung lượng, có thể tăng lên tới 2 TB tùy vào gói dịch vụ | Dao động từ 20 – 70MB/s |
Trên đây là những thông tin cụ thể về lưu trữ đám mây là gì và so sáng TOP các thiết bị lưu trữ phổ biến hiện nay. C2 Storage có dung lượng lưu trữ lớn, giá cả phải chăng và được bảo mật với chính sách bảo mật dữ liệu của Synology – Đối tác cung cấp thiết bị NAS hàng đầu thế giới. Nếu bạn muốn tìm kiếm giải pháp lưu trữ và bảo vệ dữ liệu toàn diện, hãy liên hệ ngay với Mstartech. Đội ngũ chuyên viên tư vấn am hiểu sâu sắc về công nghệ sẵn sàng tư vấn giải pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của cá nhân, gia đình, doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
Cách kích hoạt Windows Search Service
Nếu bạn đang sử dụng Windows Server 2012 R2 hoặc Windows Server 2008 R2 cùng [...]
Quyền cần thiết để lưu tài liệu Microsoft Office
Khi làm việc với các tệp Microsoft Office, việc hiểu rõ về quyền truy cập [...]
Cách truy cập thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS
Việc truy cập vào các thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS là [...]
Cách sửa lỗi tên tệp bị lỗi ký tự
Khi sử dụng NAS Synology để lưu trữ và quản lý tệp tin, có thể [...]
Cách sửa lỗi tệp hoặc tên thư mục hiển thị 12HWA0~8
Khi sử dụng NAS Synology, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng tệp hoặc [...]
Cách lưu tệp từ Windows vào NAS Synology trong mạng nội bộ
Khi sử dụng NAS Synology, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu trở nên [...]
Kích thước ảnh khác nhau trên Synology Photos và ứng dụng iOS Photos
Việc phát hiện ra rằng kích thước của cùng một bức ảnh trên Synology Photos [...]
Lưu ý khi khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó
Khi cần khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó, có [...]
Cách ngăn chặn tấn công SSRF trên Download Station
Tấn công SSRF (Server Side Request Forgery) là mối đe dọa nghiêm trọng đối với [...]