Hướng dẫn cách chọn NAS cho doanh nghiệp, văn phòng, cá nhân, gia đình

Hướng dẫn cách chọn NAS cho doanh nghiệp, văn phòng, cá nhân, gia đình

Bạn đang muốn tìm hiểu cách chọn NAS đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu? Bài viết này của Mstartech sẽ hướng dẫn cách chọn NAS phù hợp cho doanh nghiệp, văn phòng, cá nhân, gia đình.

NAS (Network Attached Storage) là gì?

Đây là thiết bị lưu trữ tập trung kết hợp tính dễ sử dụng của PC và tính năng mạnh mẽ của máy chủ, đáp ứng nhu cầu lưu trữ thông qua mạng cục bộ hoặc Internet.

Với thiết bị NAS, người dùng có thể dễ dàng truy cập và quản lý dữ liệu mọi lúc mọi nơi, chỉ cần sử dụng trình duyệt web hoặc các ứng dụng di động tiện dụng. Từ đó, mang lại sự tiện ích và hiệu quả trong công việc hàng ngày.

NAS (Network Attached Storage) là gì?

NAS (Network Attached Storage) là gì? (Nguồn: Internet)

Lợi ích khi sử dụng NAS

  • Lưu trữ tập trung dữ liệu:

NAS giúp lưu trữ toàn bộ tập tin trên một nền tảng duy nhất, giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng truy cập, chia sẻ thông tin với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp.

  • Nghe nhạc và xem video trực tuyến:

Người dùng dễ dàng truy cập và thưởng thức những khoảnh khắc đáng nhớ trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau. Từ đó dễ dàng ận hưởng không gian giải trí đa phương tiện tuyệt vời bằng cách tạo trung tâm lưu trữ cho bộ sưu tập âm nhạc và video. 

  • Sắp xếp ảnh:

Ghi lại những khoảnh khắc đẹp và ý nghĩa bằng cách tạo album, chia sẻ an toàn với mật khẩu và phân quyền truy cập cụ thể.

  • Bảo vệ dữ liệu quan trọng:

Đảm bảo an toàn cho dữ liệu lưu trữ trên nhiều hệ điều hành như Windows, macOS, Linux và các thiết bị di động. Đồng thời, NAS giúp sao lưu thông tin quan trọng định kỳ để đảm bảo khả năng khôi phục hệ thống và tập tin trong trường hợp xảy ra sự cố.

  • Quản lý ghi hình camera giám sát:

Bảo vệ tài sản và đảm bảo an ninh với công cụ giám sát dữ liệu camera tập trung từ nhiều chi nhánh một cách hiệu quả, mọi lúc mọi nơi.

Lợi ích khi sử dụng NAS

Lợi ích khi sử dụng NAS

7 thành phần chính cấu tạo nên NAS

Phần cứng

  • Bộ vi xử lý (CPU): CPU ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của NAS. Vì thế, việc chọn NAS với CPU sẽ giúp đảm bảo xử lý nhanh chóng các tác vụ phức tạp và đáp ứng nhu cầu lưu trữ.
  • Bộ nhớ (RAM): RAM của NAS đóng vai trò quan trọng trong việc nhanh chóng truy cập vào các tài nguyên máy tính. Vì thế, NAS được trang bị đủ RAM sẽ giúp xử lý các tác vụ mượt mà và hiệu quả.
  • Cổng mạng: Cổng Gigabit thường được trang bị trên hầu hết các thiết bị NAS. Tuy nhiên, nếu bạn cần băng thông cao hơn và khả năng kết nối đồng thời trên nhiều máy khách, hãy chọn NAS hỗ trợ Link Aggregation, giúp tăng hiệu suất truyền dữ liệu.
  • Ổ đĩa: Chọn những ổ đĩa chất lượng và tương thích với NAS để tạo thành “Vùng lưu trữ” (Storage Pool) lớn hơn, giúp đảm bảo hiệu suất và tin cậy cao nhất cho hệ thống lưu trữ.

Phần cứng của NAS Synology

Phần cứng của NAS Synology (Nguồn: Internet)

Phần mềm

  • Hệ điều hành: Hệ điều hành DSM của NAS Synology có giao diện trực quan, khả năng phản hồi tốt và tích hợp nhiều tính năng quản lý tiện lợi.
  • Phần mềm: Bạn có thể dễ dàng quản lý, chia sẻ và sao lưu dữ liệu một cách an toàn và tiết kiệm thời gian.
  • Bảo mật: Bạn có thể tận dụng PSIRT (Ứng phó Sự cố Bảo mật Sản phẩm) của Synology để đối phó với các lỗ hổng phần mềm và duy trì môi trường lưu trữ an toàn cho dữ liệu quan trọng.

RAID là gì? 3 loại RAID đề xuất

RAID (Redundant Array of Independent Disks) là một công nghệ lưu trữ dữ liệu thông minh và đáng tin cậy, giúp kết hợp nhiều ổ đĩa thành một đơn vị lưu trữ duy nhất. Mục tiêu của RAID là nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn dữ liệu hơn trong quá trình lưu trữ.

Các loại RAID khác nhau được thiết kế với các mức độ dự phòng dữ liệu, khả năng lưu trữ và tốc độ khác nhau để đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu cụ thể của người dùng. Dựa vào việc kết hợp ổ đĩa và phân chia dữ liệu thành các “slice” hoặc “stripe”, RAID giúp cân bằng tải và tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.

Các loại RAID được đề xuất là:

Loại RAID Số ổ đĩa tối thiểu cần Dung lượng tối đa Khả năng chịu lỗi Kịch bản đề xuất Tốc độ
RAID1 2 50% 1
  • Bảo mật tối đa
  • Sao lưu cá nhân/ doanh nghiệp
Cải thiện tốc độ đọc, ghi trung bình
RAID5 3 N – 1 đĩa 1
  • Dung lượng lưu trữ tối đa
  • Sao lưu cá nhân/ SMB
Tốc độ đọc cao, tốc độ ghi trung bình
RAID6 4 N – 2 đĩa 2 Như RAID5, nhưng cải thiện khả năng bảo mật Tốc độ đọc cao, tốc độ ghi thấp do độ bền cao

Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn loại RAID nào, hãy sử dụng Synology Hybrid RAID (SHR) để tạo ra không gian lưu trữ linh hoạt với hiệu suất và dung lượng tối ưu. Tìm hiểu thêm về So Sánh 2 Loại Synology Hybrid Raid (SHR).

Hướng dẫn cách chọn NAS cho doanh nghiệp, văn phòng, cá nhân, gia đình

Bước 1: Ước tính nhu cầu lưu trữ

Bạn cần tính toán số lượng dữ liệu mà bạn sẽ cần trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm tới. 

Cách thực hiện: Cộng mức tiêu thụ bộ nhớ hiện tại trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động và tài khoản đám mây công cộng, sau đó nhân với tốc độ tăng trưởng dữ liệu trung bình hàng năm là 1.2 lần.

Bước 2: Chọn số lượng khay ổ đĩa

Để xác định số lượng ổ đĩa cần thiết cho nhu cầu lưu trữ của bạn, hãy sử dụng công cụ tính RAID. Tên mẫu sản phẩm của mỗi thiết bị NAS sẽ cho bạn biết số lượng ổ đĩa tối đa được hỗ trợ.

Bước 3: Chọn dòng sản phẩm phù hợp

NAS Synology có nhiều loại sản phẩm khác nhau, phù hợp với nhu cầu từng đối tượng sử dụng, từ quản lý tập tin, phát đa phương tiện trực tuyến đến nâng cao hiệu suất làm việc.

Tiêu chí Dòng J Dòng Value Dòng Plus Dòng XS/XS+
Đối tượng phù hợp Người mới bắt đầu. Đam mê điện ảnh hoặc cần dung lượng lưu trữ lớn. IT hoặc đam mê công nghệ và cần tối ưu hóa hiệu suất. Doanh nghiệp SMB cần thực hiện triển khai nhiều ứng dụng.
Ưu điểm nổi bật Thiết kế nhỏ gọn, có thể tạo ra một nơi lưu trữ dữ liệu riêng tư dưới dạng đám mây, giúp người dùng sao lưu và chia sẻ tệp tin một cách thuận tiện. Là một trung tâm đa phương tiện cá nhân có khả năng truyền tải video độ phân giải 4K trực tuyến đến nhiều thiết bị. Thiết bị hỗ trợ đa dạng tính năng như sao lưu và khôi phục dữ liệu, cộng tác theo thời gian thực, sắp xếp ảnh thông minh và tạo máy ảo. Cung cấp giải pháp lưu trữ hiệu quả, đáng tin cậy, giúp quản lý dữ liệu và tăng cường năng suất trong môi trường đa nhiệm.
Hình ảnh thiết bị đề xuất DS223j DS124 DS224+ DS1621xs+
Thiết bị đề xuất DS223j DS124 DS224+ DS1621xs+

Bước 4: Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, đáng tin

Việc lựa chọn nhà cung cấp chuyên nghiệp, uy tín, đáng tin cậy sẽ giúp bạn sở hữu NAS chính hãng với giá tốt. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật sau bán, giúp bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng thiết bị lưu trữ tập trung.

Với vai trò là nhà phân phối Synology hàng đầu Việt Nam, Mstar Corp cam kết cung cấp sản phẩm NAS Synology chính hãng với giá tốt, đầy đủ CO-CQ. Đồng thời, Mstar Corp còn cung cấp dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng chuyên nghiệp, nhận được sự hài lòng của các khách hàng, kể cả khách hàng là cá nhân, gia đình hay doanh nghiệp. Từ đó, đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của hệ thống NAS.

Mstar Corp - Nhà cung cấp NAS Synology chuyên nghiệp, uy tín

Mstar Corp – Nhà cung cấp NAS Synology chuyên nghiệp, uy tín





Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.