RaiDrive là ứng dụng miễn phí cho phép người dùng map ổ đĩa dễ dàng. Nó còn cho phép khóa file khi có người đang chỉnh sửa, tạo ổ đĩa local, cho phép cài đặt ứng dụng, không như ổ đĩa mạng. Và trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tối ưu hóa việc sử dụng NAS giúp người dùng an toàn hơn, dễ dàng xử lý dữ liệu hơn với RaiDrive và WebDAV. Theo dõi chi tiết nhé.
Trước khi đọc thêm thông tin bên dưới, xem ngay video: Hướng dẫn cài đặt RaiDrive trên máy tính để thay thế Map Network Drive
Mục lục nội dung
Nguy cơ lây nhiễm ransomware
Trong mạng nội bộ, để kết nối với dữ liệu trên máy chủ, người dùng thường map ổ đĩa, hay map network drive về máy tính. Lúc này, người dùng chỉ cần vào My Computer hay (This PC), là có thể truy cập được dữ liệu.
Cách làm này rất phổ biến, giúp dễ dàng truy xuất dữ liệu. Khi người dùng về nhà, để tiếp tục truy cập dữ liệu ở các ổ đĩa này, nhân viên IT thường mở port 139/445 trên router, cho phép làm việc với dữ liệu như đang ngồi tại công ty.
Với dữ liệu trong ổ đĩa mạng map network drive, khi có một người nào đó mở một file làm việc rồi, người thứ 2 cũng mở file đó lên, hệ thống sẽ thông báo là có người mở file rồi, người này chỉ có thể mở file ở dạng read only.
Đây là điểm cực kỳ lợi hại, giúp người dùng không phải ghi đè lên dữ liệu của nhau khi làm việc chung, nhất là trong môi trường doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng được map network drive, cần phải mở port 139/445 trên router.
Tuy nhiên, khả năng nhiễm ransomware qua 2 port này là rất cao, vì giao thức chia sẻ file phổ biến SMB/CIFS sử dụng 2 port này. Thời gian vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp đã phải nhận trái đắng vì dính virus mã hóa dữ liệu qua 2 port này.
Thay thế giao thức chia sẻ file + RaiDrive
Để đảm bảo an toàn, người dùng cần ngưng ngay việc mở port 139/445, đây cũng là lời khuyên của rất nhiều chuyên gia công nghệ thông tin trước tình hình lây nhiễm ransomware nói riêng, mã độc nói chung thời gian gần đây.
Đồng thời, chuyển sang sử dụng kết nối VPN để đảm bảo dữ liệu làm việc giữa nhân viên tại nhà và công ty được mã hóa, đảm bảo an toàn. Đây cũng là giải pháp được rất nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng, mặc dù có một chút hy sinh về tốc độ truy cập.
Tuy nhiên, cách làm trên có thể làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, trong khi họ đã quá quen thuộc với việc truy cập vào ổ đĩa có sẵn trong máy tính. Giải pháp thay thế là sử dụng một giao thức truyền tải dữ liệu khác thay thế, như WebDAV chẳng hạn.
WebDAV có thể thay thế cho SMB/CIFS sử dụng cùng một ứng dụng như đã chia sẻ ở tiêu đề: RaiDrive.
Nói về WebDAV, đây là tiêu chuẩn cho phép biến thiết bị máy chủ của bạn – là Windows Server, NAS Synology… trở thành một máy chủ chia sẻ dữ liệu mạnh mẽ, với các kết nối an toàn theo tiêu chuẩn HTTPS qua cổng 443.
Vì sao có dính tới RaiDrive? Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí cho phép kết nối tài khoản người dùng – từ máy chủ, NAS Synology hay các dịch vụ lưu trữ đám mây trực tuyến phổ biến như Google, OneDrive, Dropbox… để tạo ra một ổ đĩa map network drive ngay trên máy tính.
2. Giới thiệu 2 tính năng nổi bật của RaiDrive này chính là Multi-user File Lock và Local disk.
Với Multi-user File Lock, RaiDrive giả lập chính xác tính năng khóa file khi có người đã mở trước đó như đã nói ở trên, giúp cảnh báo người dùng khi một file nào đó đã được mở rồi, và người dùng thứ 2 mở lên chỉ có thể mở file dạng Read only.
Với Local disk, RaiDrive cho phép biến thư mục chứa dữ liệu từ máy chủ, trên NAS thành một ổ đĩa như ổ đĩa luận lý (logical disk, như ổ C, ổ D…) trên máy tính, như ổ G của Google Drive nếu bạn có sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể cài đặt ứng dụng lên các ổ đĩa dạng này, không như ổ đĩa mạng.
Đây là video demo 2 tính năng File Lock và Local Disk trên RaiDrive (bản 10.9), thay thế cho map network drive, giúp đảm bảo an toàn, trong khi vẫn đảm bảo sử dụng và truy cập dữ liệu quen thuộc như đang ngồi tại công ty khi làm việc tại nhà.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn thay thế Map Network Drive qua Port 445 kém an toàn bằng RaiDrive và WebDAV từ team kỹ thuật. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên môn về NAS Synology cao từ Mstar Corp nhé.
Mstar Corp là Service Provider duy nhất của Synology tại Việt Nam. Có đội ngũ IT trình độ chuyên môn cao về NAS Synology cũng như các sản phẩm của Synology. Đã có kinh nghiệm triển khai nhiều dự án từ doanh nghiệp nhỏ cho đến lớn, hay cả đơn vị chính phủ. Liên hệ ngay với đội ngũ Mstar Corp để được hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm.
Tham gia Group những người dùng NAS Synology để cùng tìm hiểu sâu hơn về NAS Synology tại đây nhé: Synology Vietnam | Hỗ trợ kỹ thuật – Giải Pháp NAS
Xem thêm các sản phẩm của Synology TẠI ĐÂY
MODEL ĐỀ XUẤT
THÔNG TIN LIÊN HỆ: MSTAR CORP
Hotline: 0943199449 – 0909514461
Email: [email protected]
Fanpage: Synology Vietnam
Group hỗ trợ kỹ thuật: https://www.facebook.com/groups/synologyvn/
Website: https://synologyvietnam.vn/
Mua hàng: https://synologyvietnam.vn/product-category/synology/
Trụ sở: Tầng 1, 75 Hoàng Văn Thụ, phường 15, quận Phú Nhuận, TP. HCM
Chi nhánh Hà Nội : Tầng 11, tòa nhà Zen Tower, 12 đường Khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Bài viết liên quan
Đánh giá hiệu suất của DS1522+: Tăng tốc độ truyền tải dữ liệu
DS1522+ chính là giải pháp lưu trữ mạng NAS 5 bay hỗ trợ việc chia [...]
So sánh DS923+ với các sản phẩm NAS khác trên thị trường
NAS Synology DS923+ là thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS) 4 bay mạnh mẽ [...]
Tính năng của DS923+: Thiết bị lưu trữ NAS đáp ứng mọi nhu cầu
Tìm hiểu về các tính năng của DS923+: Thiết bị lưu trữ NAS đáp ứng [...]
Địa chỉ bán thiết bị lưu trữ NAS uy tín số 1 Việt Nam
NAS có thể nói là thiết bị lưu trữ đáng tin cậy, thông minh nhất [...]
May
Các ứng dụng của thiết bị lưu trữ NAS trong gia đình và doanh nghiệp
Cùng MSTAR CORP tìm hiểu về các ứng dụng của thiết bị lưu trữ NAS [...]
May
Cách lựa chọn thiết bị lưu trữ NAS phù hợp với nhu cầu sử dụng
NAS là một thiết bị tuyệt vời để các bạn thực hiện lưu trữ, sao [...]
May
NAS và cloud storage: Sự khác biệt và ưu nhược điểm
Nói đến giải pháp lưu trữ nhất định phải kể đến NAS và Cloud Storage. [...]
May
Top 20+ thiết bị lưu trữ NAS cho doanh nghiệp nổi bật nhất
Dữ liệu là nguồn tài sản quan trọng và vô giá của tất cả các [...]
May
Giải đáp: Thiết bị nào sau đây dùng lưu trữ dữ liệu?
Thiết bị lưu trữ là một thiết bị có chức năng lưu trữ hầu hết [...]
May