Một sáng thức dậy, bạn mở máy tính và thấy toàn bộ dữ liệu quan trọng trên ổ cứng đã biến mất. Tình huống mất dữ liệu này khiến bạn cảm thấy hoang mang và tuyệt vọng. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng, vì chỉ cần tìm ra nguyên nhân là bạn đã có thể khắc phục tình trạng ổ cứng bị mất dữ liệu này. Mstartech sẽ giới thiệu đến bạn nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục ổ cứng bị mất dữ liệu trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Nguyên nhân ổ cứng bị mất dữ liệu
- Virus tấn công: Virus tấn công dữ liệu bằng cách phá hỏng hoặc mã hóa để đòi tiền chuộc. Nguyên nhân ổ cứng bị mất dữ liệu này sẽ gây rủi ro và tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp của bạn.
- Lỗi phần cứng: Lỗi phần cứng chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 44%) gây ra tình trạng ổ cứng bị mất dữ liệu. Các vấn đề điện áp không ổn định hoặc thiệt hại vật lý có thể khiến ổ cứng không hoạt động, dẫn đến mất dữ liệu quan trọng của bạn.
- Lỗi phần mềm: Lỗi phần mềm chiếm khoảng 21% nguyên nhân ổ cứng bị mất dữ liệu, bao gồm các vấn đề do hệ điều hành hỏng hoặc tác động của các loại virus phá hoại.
- Lỗi từ người dùng: Các thao tác không đúng của người dùng như xóa nhầm hoặc format ổ cứng mà chưa sao lưu dữ liệu quan trọng chiếm 32% nguyên nhân gây ra tình trạng ổ cứng bị mất dữ liệu mất dữ liệu.
Khi ổ cứng bị mất dữ liệu, bạn có thể khôi phục dữ liệu thông qua phần mềm hoặc thiết bị đặc biệt. Tuy nhiên, việc khôi phục chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà không thể khôi phục dữ liệu hoàn toàn như ban đầu.
Cách khắc phục ổ cứng bị mất dữ liệu
- Tình trạng ổ cứng bị mất dữ liệu do virus tấn công:
- Đối với dữ liệu bị virus tấn công, hãy tìm đến các trung tâm cứu dữ liệu để nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia có kinh nghiệm.
- Với mã độc tống tiền (Ransomware), bạn không nên trả tiền vì có thể khuyến khích hành vi xấu. Thay vào đó, hãy luôn duy trì sao lưu dữ liệu đề phòng.
- Lựa chọn tối ưu nhất là sử dụng ổ cứng di động dự phòng để sao lưu dữ liệu quan trọng thường xuyên và định kỳ.
- Mất dữ liệu do lỗi phần cứng: Khi gặp lỗi phần cứng, chẳng hạn như ổ cứng chết cơ hoặc hỏng, bạn cần đưa ổ cứng đến các trung tâm cứu dữ liệu chuyên nghiệp để giải quyết vấn đề. Họ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để khôi phục dữ liệu từ ổ cứng bị hỏng hoặc thay thế các bộ phận cần thiết để khôi phục dữ liệu.
- Tình trạng dữ liệu bị xóa hoặc format: Dữ liệu bị xóa hoặc format có thể được khôi phục nếu bạn không thêm dữ liệu mới sau khi xóa hoặc format. Cụ thể, bạn có thể tìm kiếm các phương pháp khôi phục dữ liệu nhanh chóng để cơ hội khôi phục thành công cao hơn.
- Sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu: Nhiều phần mềm khôi phục dữ liệu ổ cứng hiệu quả như Wondershare Data Recovery, Undelete Plus, Recuva, DiskGetor Data Recovery,…giúp bạn khôi phục lại dữ liệu tự do từ ổ cứng mất dữ liệu.
>> Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục lỗi ổ cứng và truy xuất dữ liệu từ ổ cứng
3 công cụ khôi phục dữ liệu trên HDD hiệu quả
Đối với những trường hợp đơn giản mất dữ liệu, bạn có thể sử dụng một số công cụ theo hướng dẫn để khôi phục lại dữ liệu. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp và khi ổ cứng bị dữ liệu quan trọng, bạn nên giữ nguyên hiện trạng ổ cứng và mang đến địa điểm uy tín để phục hồi dữ liệu.
Công cụ khôi phục dữ liệu ổ cứng HDD có thể được chia thành 3 loại với các chức năng khác nhau:
- Phần mềm miễn phí: Được sử dụng để phục hồi các tệp tin bị xóa nhầm hoặc shift del.
- Phần mềm trả phí: Có đủ chức năng của phần mềm miễn phí và có thể phục hồi lại các phân vùng bị xóa, ghost nhầm, format,…
- Thiết bị cùng phần mềm phục hồi: Đầy đủ chức năng của 2 loại trên và có thể thực hiện các thao tác chuyên sâu như nạp firmware, sao lưu, ghi rom cho PCB, điều khiển các head (đầu từ) trong trường hợp ổ cứng bị bad, hỏng firmware, cháy, nổ mạch pcb hoặc hỏng đầu từ.
Bài viết trên của Mstartech đã giúp bạn biết được nguyên nhân và cách khắc phục ổ cứng bị mất dữ liệu. Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật hoặc cách lựa chọn giải pháp lưu trữ trên NAS và ổ cứng phù hợp, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp. Đội ngũ nhân viên am hiểu công nghệ của Mstar Corp sẽ phản hồi nhanh chóng, giúp quy trình xử lý lỗi kỹ thuật đạt hiệu quả cao.
Bài viết liên quan
Lỗi File is not supported trong Active Backup for Google Workspace
Lỗi File is not supported trong Active Backup for Google Workspace là một vấn đề [...]
Khắc phục lỗi MailPlus Security Log 450 4.7.25: Client host rejected
Trong MailPlus Server > Auditing > Log, bạn nhận được thông báo sau: 450 4.7.25 Client [...]
Giải pháp khi volume sắp hết dung lượng lưu trữ metadata
Bạn đang gặp thông báo về volume sắp hết dung lượng lưu trữ metadata trên [...]
Khắc phục lỗi ổ đĩa ở trạng thái Warning, Critical hoặc các trạng thái bất thường khác
Ổ đĩa ở trạng thái Warning, Critical hoặc các trạng thái bất thường khác có [...]
Nov
So sánh DS224+ vs DS423+: Nên chọn thiết bị NAS nào?
Khi quyết định đầu tư vào một thiết bị lưu trữ mạng NAS, việc lựa [...]
Oct
Hướng dẫn di chuyển Package giữa các volume trên NAS Synology
Khi sử dụng các thiết bị NAS Synology với dung lượng lớn, việc sử dụng [...]
Oct
Nên sử dụng VPN hay Synology QuickConnect?
Trong thời đại kỹ thuật số, việc bảo vệ thông tin cá nhân trực tuyến [...]
Sep
Ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn? So sánh ổ cứng SSD và HDD
Việc chọn giữa ổ cứng SSD (Solid State Drive) và HDD (Hard Disk Drive) là [...]
Sep
Cách khắc phục lỗi Database update failed trên Synology Drive
Việc cập nhật hệ điều hành DSM (DiskStation Manager) lên phiên bản 7.0 của Synology [...]
Sep