Có phải “Sao lưu dữ liệu cũng giống như đầu tư “ ?
Chắc rằng bạn cũng từng nghe câu: ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ TẤT CẢ TRỨNG NẰM CHUNG 1 RỔ. Nên việc sao lưu dữ liệu cũng vậy, đừng bao giờ không sao lưu ( backup ) dữ liệu ra nhiều bạn cho dù là dữ liệu cá nhân hay doanh nghiệp.
Và kế hoạch sao lưu backup 3-2-1 là một phương thức tuyệt vời để bảo vệ dữ liệu an toàn đến 99%. Giống như việc bạn chia khoản đầu tư của mình đi nhiều chỗ thì mức độ an toàn tăng lên gấp bội. Tính thanh khoản của khoản đầu tư cũng rất quan trọng; có bản sao lưu cục bộ và bản sao lưu ngoại vi làm cho bạn có nhiều nơi để dễ dàng khôi phục dữ liệu.
Trước khi đi sâu hơn về phương thức backup 3-2-1 với NAS Synology hãy cùng nhau xem video “Hướng dẫn chiến lược backup 3-2-1 trên NAS Synology“:
Mục lục nội dung
Chiến lược backup 3-2-1 là gì?
Mất dữ liệu là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hậu quả, bao gồm gián đoạn kinh doanh, mất doanh thu và thiệt hại về danh tiếng. Để bảo vệ dữ liệu của mình, các cá nhân và doanh nghiệp nên thực hiện một chiến lược sao lưu hiệu quả.
Chiến lược backup 3-2-1 (chiến lược sao lưu 3-2-1) là giải pháp sao lưu đã được thử nghiệm và kiểm chứng để bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát. Chiến lược này đề xuất lưu trữ ba bản sao dữ liệu của bạn trên hai phương tiện lưu trữ khác nhau, với một bản sao được lưu trữ ở bên ngoài văn phòng.
Ít nhất 3 bản sao lưu dữ liệu
Mất dữ liệu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình đặc biệt là các doanh nghiệp. Và các sự cố gây nên mất dữ liệu có thể là: trộm cắp, hỏa hoạn, …Do đó việc chỉ lưu dữ liệu ở một nơi là không đủ, cần ít nhất 3 bản để bảo vệ.
2 bản lưu trữ trên 2 thiết bị hay phương tiện lưu trữ khác nhau
Ai cũng biết bất cứ một thiết bị nào sớm hay muộn đều sẽ bị hỏng theo thời gian. Vì vậy chúng ta nên sử dụng backup lên 2 thiết bị khác nhau.
Giữ ít nhất 1 bản backup trên cloud
Nếu một ngày nào đó toàn bộ phần cứng bị hỏng hay nơi lưu trữ xảy ra các thảm họa động đất, hỏa hoạn… Thì việc lưu giữ liệu lên cloud giúp dữ liệu của bạn được an toàn.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược backup 3-2-1?
Cho dù là bạn đang quan tâm tới việc sao lưu dữ liệu cá nhân máy tính của bạn hay sao lưu dữ liệu cho doanh nghiệp. Đơn giản là cá nhân máy tính, luôn cần truy cập nhanh vào dữ liệu nếu có bất kỳ sự cố nào với dữ liệu gốc, thì chắc chắn bạn cần có bản backup ở ổ cứng ngoài và phải luôn mang theo bên mình. Và trong trường hợp ổ cứng đó của bạn được cập nhật backup thường xuyên thì việc mất dữ liệu sẽ ít diễn ra.
Nhưng nếu trong trường hợp có sự cố xảy ra với cả máy tính và ổ cứng ngoài của bạn thì sao, cả 2 đều dính virus thì dữ liệu sẽ mất hết toàn bộ. Do đó cần có một bản sao lưu ngoại vi và bản sao lưu thứ 3 này được tự động hóa cập nhật dữ liệu mới khi sao lưu. Bên cạnh đó, hạn chế thất thoát hoặc mất dữ liệu do:
- Lỗi phần cứng: Máy tính của bạn có thể bị lỗi hoặc bị hỏng khiến dữ liệu bị mất. Nếu máy tính bị hỏng hoặc bị mất, bạn sẽ vẫn có thể khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu được lưu trữ trên phương tiện lưu trữ khác.
- Yếu tố con người: Một nhân viên hoặc người dùng có thể vô tình xóa hoặc làm hỏng dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Nếu một nhân viên vô tình xóa dữ liệu, bạn có thể khôi phục dữ liệu đó từ bản sao lưu được lưu trữ ở một vị trí khác.
- Bị tấn công bởi phần mềm độc hại: Phần mềm độc hại có thể lây nhiễm vào máy tính và xóa hoặc tống tiền dữ liệu của bạn. Nếu dữ liệu bị nhiễm phần mềm độc hại, bạn có thể khôi phục dữ liệu đó từ bản sao lưu được lưu trữ trên phương tiện lưu trữ không bị nhiễm virus.
- Thiên tai: Một thảm họa tự nhiên như hỏa hoạn, lũ lụt hoặc bão có thể phá hủy cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Nếu cơ sở hạ tầng của bạn bị phá hủy bởi một thảm họa tự nhiên, bạn vẫn có thể khôi phục dữ liệu của mình từ bản sao lưu được lưu trữ ở một vị trí khác.
>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng chiến lược backup 3-2-1 với NAS Synology
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược backup 3-2-1? (Nguồn: Internet)
Chiến lược backup 3-2-1 có thể bảo vệ 100% dữ liệu không?
Chắc chắn không có một cách nào là hoàn hảo 100%. Tuy nhiên, chiến lược backup 3-2-1 là cách tốt để đảm bảo an toàn dữ liệu. Ngay cả chính phủ Hoa Kỳ cũng khuyến khích sử dụng phương thức này để backup dữ liệu. Đồng thời, để chiến lược sao lưu 3-2-1 đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên có một lịch trình sao lưu thường xuyên có thể hàng ngày, hàng tuần,….
Có nhiều ứng dụng của Synology giúp bạn bảo vệ dữ liệu thông qua các chế độ lập lịch tự động sao lưu như: Hyper Backup, Active Backup For Business, Cloud Sync…
Chiến lược backup 3-2-1 có thể bảo vệ 100% dữ liệu không?
Bất kể bạn sao lưu backup dữ liệu theo chiến lược backup 3-2-1 thì bạn cũng phải tuân thủ nguyên tắc làm tăng khả năng bảo vệ dữ liệu cao nhất.
Đối với doanh nghiệp, chiến lược backup 3-2-1 có thể có phần phức tạp với yêu cầu thiết lập và sử dụng nhiều ứng dụng, công cụ. Tuy nhiên, khi sở hữu NAS Synology từ Mstar Corp, bạn sẽ được đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao hỗ trợ tận tình nhất.
Kết luận
Bài viết trên của Mstartech đã giúp bạn tìm hiểu lý do tại sao nên sử dụng chiến lược backup 3-2-1 để bảo vệ dữ liệu. Mstar Corp là nhà phân phối Synology hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ IT trình độ chuyên môn cao về NAS Synology cũng như các sản phẩm của Synology. Đồng thời, chúng tôi đã có kinh nghiệm triển khai nhiều dự án từ doanh nghiệp nhỏ cho đến lớn, hay cả đơn vị chính phủ. Liên hệ ngay với đội ngũ Mstar Corp để được hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm.
Tham gia Group những người dùng NAS Synology để cùng tìm hiểu sâu hơn về NAS Synology tại đây nhé: Synology Vietnam | Hỗ trợ kỹ thuật – Giải Pháp NAS
Xem thêm các sản phẩm của Synology TẠI ĐÂY
MODEL ĐỀ XUẤT
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách reset NAS Synology (Đối với DSM 6.2.4 trở lên)
Trong bài viết này, Mstartech sẽ hướng dẫn bạn cách reset NAS Synology đối với [...]
Cách chọn HDD cho NAS Synology đúng cách, đáng tin
Bạn đang muốn chọn HDD phù hợp nhất cho thiết bị NAS của mình? Hãy [...]
Thiết bị lưu trữ ngoài là gì? 5 thiết bị lưu trữ ngoài của máy tính
Khi nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, thiết bị lưu trữ ngoài [...]
Nov
Hướng dẫn cách cài đặt thiết bị mở rộng Synology DX517
Bạn đang tìm kiếm cách mở rộng không gian lưu trữ của thiết bị NAS [...]
Nov
USB là thiết bị lưu trữ gì? Thiết bị lưu trữ USB để làm gì?
Có bao giờ bạn thắc mắc USB là thiết bị lưu trữ gìvà chúng được [...]
Nov
Dịch vụ quản trị thiết bị NAS Synology M-Premium
Bạn đang sở hữu một thiết bị NAS Synology và đang gặp khó khăn trong [...]
Nov
2 bước khắc phục lỗi không thể chọn Repair trong Storage Manager
Khi gặp sự cố với HDD trong Volume hoặc Storage Pool, bạn đã nhanh chóng [...]
Nov
2 cách sao chép snapshot sang NAS Synology từ xa
Snapshot Replication là ứng dụng sao lưu trên thiết bị NAS Synology, cho phép người [...]
Nov
Cách khắc phục Synology Expansion Unit kết nối không ổn định
Bạn đang gặp vấn đề Synology Expansion Unit kết nối không ổn định? Hãy để [...]
Nov