Giải đáp: Thiết bị nào sau đây dùng lưu trữ dữ liệu?

Thiết bị lưu trữ là một thiết bị có chức năng lưu trữ hầu hết tất cả các dữ liệu và các ứng dụng trên một máy tính. Nó chiếm giữa vai trò rất quan trọng trong thời đại thông tin lớn, đa dạng như hiện nay. Do đó, có rất nhiều câu hỏi cùng thắc mắc liên quan đến thiết bị lưu trữ. Cụ thể như thiết bị nào sau đây dùng lưu trữ dữ liệu? Các câu hỏi xoay quanh về thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

Trong bài viết này, mời các bạn tham khảo một số lời giải đáp cho các câu hỏi về thiết bị lưu trữ dữ liệu nhé!

Giải đáp: Thiết bị nào sau đây dùng lưu trữ dữ liệu?
Giải đáp: Thiết bị nào sau đây dùng lưu trữ dữ liệu?

Giải đáp: Thiết bị nào sau đây dùng lưu trữ dữ liệu?

Câu hỏi đặt ra là: Thiết bị nào sau đây dùng lưu trữ dữ liệu?

  1. Ổ đĩa cứng, đĩa CD, con chuột
  2. Bàn phím, ROM
  3. Đĩa CD, USB, đĩa cứng, NAS
  4. Màn hình, đĩa cứng, máy in
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến hiện nay
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến hiện nay

Thiết bị nào lưu trữ dữ liệu được lâu dài?

Có nhiều thiết bị lưu trữ dữ liệu dài lâu, tùy thuộc vào từng yêu cầu của người dùng mà họ có thể chọn lựa một trong các giải pháp dưới đây như Ổ cứng; Ổ USB flash, thẻ nhớ và ổ đĩa trạng thái rắn; các thiết bị NAS,….

Trong đó, các thiết bị NAS được đánh giá cao hơn về khả năng lưu trữ dữ liệu lớn lâu dài, an toàn và bảo mật toàn diện. Cùng với đó các tính năng nổi bật khác như: mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu sử dụng thuận tiện; có khả năng chống lại các sự cố qua mạng, luôn sẵn sàng để người dùng truy cập vào dữ liệu mọi lúc, mọi nơi….

NAS - thiết bị lưu trữ dữ liệu thông minh dài lâu
NAS – thiết bị lưu trữ dữ liệu thông minh dài lâu

Các loại thiết bị lưu trữ dữ liệu phố biến hiện nay

Có rất nhiều thiết bị lưu trữ dữ liệu,phố biến như ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, CD, NAS, SAN, DAS,…Sau đây cùng tìm hiểu chi tiết về một thiết bị cụ thể:

  • NAS: NAS là từ viết tắt của Network Attached Storage. Về cơ bản, đây là một thiết bị lưu trữ độc lập kết nối với internet và cho phép nhiều người sử dụng các thiết bị khác nhau truy cập, chia sẻ và sao lưu bất kỳ tệp nào ở một vị trí trung tâm. Thông thường, nó sẽ có CPU lõi kép hoặc lõi tứ tích hợp để xử lý tất cả dữ liệu của bạn ở tốc độ cực nhanh.  
  • SAN: SAN (Storage Area Network) là một trong những giải pháp lưu trữ dữ liệu phổ biến hiện nay. SAN thực hiện lưu trữ trên hệ thống mạng độc lập cho phép các máy chủ và thiết bị tham gia lưu trữ và truyền dữ liệu cho nhau. Giải pháp này có khả năng thực hiện quản lý dữ liệu tập trung và chia sẻ dữ liệu cũng như tài nguyên lưu trữ. Mạng SAN sử dụng công nghệ cáp quang giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, tăng cao hiệu năng, tính sẵn sàng.
  • DAS: DAS là giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống. Khi ứng dụng giải pháp lưu trữ DAS mỗi máy chủ phải có một hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý lưu trữ riêng biệt. 
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến: NAS, SAN, DAS
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến: NAS, SAN, DAS

Cách thức hoạt động của thiết bị lưu trữ NAS

Giải pháp NAS lưu trữ dữ liệu dưới dạng tệp và có thể được sử dụng để thay thế cho các máy chủ tệp truyền thống. NAS có thể được tạo thành từ nhiều thiết bị NAS được nối mạng và có thể được gắn vào mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng ethernet có địa chỉ IP được chỉ định.

NAS có một thiết bị phần cứng duy nhất được gọi là ‘hộp’ hoặc ‘đầu’, được gán một địa chỉ IP và có thể chạy trên mọi nền tảng hoặc hệ điều hành. Nó bao gồm một thẻ giao diện mạng (NIC), bộ điều khiển lưu trữ, khoang ổ đĩa cho hai đến năm ổ đĩa và nguồn điện. Hộp hoạt động như một giao diện duy nhất giữa NAS và máy khách.

Có thể tăng dung lượng bằng cách gắn một số ổ đĩa vào hệ thống và cho phép máy khách kết nối với đầu NAS, xuất hiện dưới dạng một thực thể lưu trữ duy nhất.

Khi nào bạn nên sử dụng thiết bị NAS?

  • Lưu trữ và chia sẻ tệp: Nhiều văn phòng nhỏ, vừa và doanh nghiệp làm việc từ xa sử dụng NAS để tập trung dữ liệu và chia sẻ tệp. Nhiều máy chủ tệp có thể được hợp nhất vào một thiết bị NAS để đơn giản hơn và quản lý dễ dàng hơn.
  • Active Archives: Một NAS dung lượng cao có thể thay thế các thư viện băng lớn để tạo các kho lưu trữ hoạt động có thể tìm kiếm và truy cập.
  • Dữ liệu lớn: NAS có thể lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc lớn, chẳng hạn như tệp video, tài liệu và dữ liệu IoT, đồng thời có thể được thu nhỏ và sử dụng để xử lý các tệp lớn, xử lý ETL (trích xuất, biến đổi, tải) và phân tích.
  • Ảo hóa: NAS là lựa chọn phổ biến cho môi trường ảo hóa mới hoặc nhỏ khi doanh nghiệp chưa có Mạng Khu vực Lưu trữ (SAN).

Trên đây là thông tin giải đáp về thiết bị nào sau đây dùng lưu trữ dữ liệu, cùng nhiều câu hỏi hữu ích khác để các bạn tham khảo. Để nhận tư vấn và đặt mua các thiết bị lưu trữ NAS chuyên sâu, đảm bảo giá tốt nhất thị trường các bạn hãy liên hệ ngay đến MSTAR CORP thông qua thông tin được chia sẻ chi tiết bên dưới nhé!

Mstar Corp là Service Provider chính hãng, là nhà phân phối Synology C2 tại Việt Nam. Có đội ngũ IT trình độ chuyên môn cao về NAS Synology cũng như các sản phẩm của Synology. Đã có kinh nghiệm triển khai nhiều dự án từ doanh nghiệp nhỏ cho đến lớn, hay cả đơn vị chính phủ. Liên hệ ngay với đội ngũ Mstar Corp để được hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

MSTAR CORP

Hotline: 0943 199 449 – 0909 514 461 

Email: [email protected] 

Fanpage: https://www.facebook.com/mstarcorp/ 

Website: https://mstartech.vn/ 

Trụ sở: Tầng 1, 75 Hoàng Văn Thụ, phường 15, quận Phú Nhuận, TP. HCM

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 11, tòa nhà Zen Tower, 12 đường Khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội





Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.