Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, việc chọn thiết bị lưu trữ NAS phù hợp là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Mstartech khám phá 7 tiêu chí chọn hệ thống NAS phù hợp với doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Dung lượng lưu trữ
Khi đánh giá dung lượng lưu trữ – tiêu chí chọn hệ thống NAS quan trọng nhất, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
- Nhu cầu lưu trữ hiện tại của doanh nghiệp: Xác định dung lượng dữ liệu, bao gồm dữ liệu văn bản, hình ảnh, video và các tệp tin khác mà công ty của bạn cần lưu trữ hiện tại.
- Nhu cầu lưu trữ trong tương lai gần: Dự đoán sự thay đổi của nhu cầu lưu trữ trong tương lai gần để đảm bảo lựa chọn hệ thống NAS có khả năng mở rộng dễ dàng, đáp ứng các nhu cầu lưu trữ mới.
- Thay đổi công nghệ: Công nghệ lưu trữ ngày càng phát triển yêu cầu hệ thống NAS phải có khả năng nâng cấp và áp dụng công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình lưu trữ dữ liệu.
Với khả năng mở rộng dung lượng dễ dàng, NAS Synology đã trở thành thiết bị lưu trữ được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhất hiện nay.
Dung lượng lưu trữ là tiêu chí chọn hệ thống NAS quan trọng
Hệ điều hành
Hệ điều hành là một trong những tiêu chí chọn hệ thống NAS quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất, tính năng và khả năng tương thích. Doanh nghiệp có thể chọn hệ điều hành cho hệ thống NAS phù hợp bằng cách xem xét các yếu tố sau:
- Giao diện người dùng: Giao diện người dùng của hệ điều hành cần phải đơn giản, dễ sử dụng và thân thiện cho phép bạn dễ dàng cấu hình và quản lý hệ thống NAS. Hệ thống NAS nên có các tính năng tương tác và quản lý đơn giản như tạo, xóa, quản lý thư mục, tập tin, người dùng và nhóm.
- Cộng đồng và hỗ trợ: Kiểm tra xem hệ điều hành có cộng đồng hỗ trợ lớn, diễn đàn và tài liệu hướng dẫn phong phú để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, giải đáp thắc mắc, chia sẻ kinh nghiệm với những người dùng khác.
- Khả năng tương thích phần cứng: Hệ điều hành nên có khả năng tương thích với các phần cứng khác nhau, bao gồm ổ cứng, card mạng và các thiết bị ngoại vi khác. Điều này cho phép người dùng mở rộng và nâng cấp hệ thống NAS linh hoạt.
Hệ điều hành trên thiết bị NAS
Mức tiêu thụ điện
Mức tiêu thụ điện là tiêu chí chọn hệ thống NAS giúp tính toán và quản lý nguồn điện hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các chi phí về điện năng. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý về mức tiêu thụ điện của hệ thống NAS:
- Mức tiêu thụ điện của NAS khi hoạt động, bao gồm việc xử lý, truy cập và truyền tải dữ liệu. Mức tiêu thụ điện này thường được chỉ định trong thông số kỹ thuật của sản phẩm. Bạn cần xem xét để đảm bảo mức tiêu thụ điện này phù hợp với nguồn điện hiện có và không gây tác động lớn đến hệ thống điện.
- Tiêu thụ điện khi không hoạt động: Khi NAS không hoạt động, mức tiêu thụ điện vẫn tồn tại nhưng thường thấp hơn so với khi hoạt động. Nguyên nhân là vì hệ thống NAS cần duy trì các chức năng như đồng bộ dữ liệu, truy cập từ xa và các tính năng khác. Nếu bạn quan tâm đến việc tiết kiệm điện, hãy xem xét hệ thống NAS tiêu thụ điện thấp trong chế độ chờ.
Quản lý từ xa
Tính năng quản lý từ xa cho phép truy cập và quản lý hệ thống NAS mọi lúc mọi nơi, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính linh hoạt trong việc quản lý dữ liệu. Dưới đây là một số yếu tố để lựa chọn hệ thống NAS có tính năng quản lý từ xa:
- Giao thức truy cập từ xa: Hệ thống NAS cần hỗ trợ các giao thức truy cập từ xa như SSH (Secure Shell) và VPN (Virtual Private Network), cho phép kết nối an toàn với hệ thống NAS từ xa và thực hiện các tác vụ quản lý an toàn, dễ dàng.
- Ứng dụng di động: Một số hệ điều hành NAS cung cấp ứng dụng di động cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Với ứng dụng di động, người dùng có thể truy cập, chia sẻ tập tin, thực hiện sao lưu dữ liệu, và quản lý các tính năng khác trên hệ thống NAS của mình mọi lúc mọi nơi.
Tính năng quản lý từ xa là một trong các tiêu chí chọn hệ thống NAS mà doanh nghiệp cần xem xét
Hiệu suất và tốc độ truy cập
Hiệu suất và tốc độ truy cập là những yếu tố mà doanh nghiệp cần xem xét khi chọn hệ thống NAS. Hãy cùng Mstartech khám phá các yếu tố quyết định hiệu suất và tốc độ truy cập của hệ thống NAS:
- Tốc độ xử lý: Bộ xử lý càng mạnh thì khả năng xử lý dữ liệu càng nhanh. Từ đó đảm bảo hệ thống NAS đáp ứng được lượng lớn công việc và tốc độ truy cập dữ liệu nhanh chóng.
- Dung lượng bộ nhớ: Hệ thống NAS nên có dung lượng bộ nhớ đủ lớn để lưu trữ dữ liệu ở hiện tại và trong tương lai. Bộ nhớ đệm cũng quan trọng để tăng tốc độ truy cập và giảm thời gian chờ.
-
Kết nối mạng: Hệ thống NAS nên hỗ trợ các kết nối mạng nhanh và ổn định như Gigabit Ethernet hoặc cổng 10 Gigabit Ethernet, giúp đảm bảo tốc độ truyền và truy cập dữ liệu nhanh hơn, đặc biệt cho phép nhiều người cùng truy cập vào hệ thống NAS.
Bảo mật
Đối với tiêu chí bảo mật trong việc chọn hệ thống NAS cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xem xét các yếu tố sau:
- Hỗ trợ các giao thức bảo mật như SSL, SSH, SFTP, HTTPS,….
- Tính năng xác thực người dùng giúp quản lý quyền truy cập dữ liệu.
- Hỗ trợ mã hóa dữ liệu trên đĩa cứng, truyền tải dữ liệu qua mạng và sao lưu dữ liệu.
- Hỗ trợ các công nghệ bảo mật mới nhất để đảm bảo tính an toàn của hệ thống. Từ đó giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài hoặc bên trong hệ thống.
- Cung cấp khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu an toàn.
- Tạo môi trường ảo để giảm thiểu rủi ro cho các ứng dụng quan trọng.
Để tăng tính bảo mật và giúp bảo vệ dữ liệu lên đến 99%, Mstar Corp thường tư vấn cho khách hàng áp dụng chiến lược backup 3-2-1.
Hỗ trợ kỹ thuật
Với tiêu chí hỗ trợ kỹ thuật, doanh nghiệp cần chú ý các điều sau:
- Nhà cung cấp phải hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp trước, trong và sau khi triển khai hệ thống NAS cho doanh nghiệp. Đồng thời phải có nhiều kinh nghiệm triển khai dự án để giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến hệ thống NAS.
- Chính sách bảo hành chính hãng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như cài đặt, cấu hình, nâng cấp, và khắc phục sự cố.
- Hỗ trợ các tài liệu hướng dẫn, training để giúp doanh nghiệp sử dụng hệ thống NAS hiệu quả.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm triển khai thành công hơn 1500 dự án, Mstar Corp tự hào là nhà phân phối NAS Synology hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn có sự am hiểu sấu sắc từng thiết bị để đưa ra hỗ trợ phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp.
Thông qua bài viết trên, Mstartech đã cung cấp 7 tiêu chí chọn hệ thống NAS phù hợp với doanh nghiệp. Để được tư vấn kỹ càng thiết bị NAS phù hợp nhất với nhu cầu lưu trữ, quản lý và bảo vệ dữ liệu, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Bài viết liên quan
Cách kích hoạt Windows Search Service
Nếu bạn đang sử dụng Windows Server 2012 R2 hoặc Windows Server 2008 R2 cùng [...]
Quyền cần thiết để lưu tài liệu Microsoft Office
Khi làm việc với các tệp Microsoft Office, việc hiểu rõ về quyền truy cập [...]
Cách truy cập thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS
Việc truy cập vào các thư mục chia sẻ được gắn kết qua NFS là [...]
Cách sửa lỗi tên tệp bị lỗi ký tự
Khi sử dụng NAS Synology để lưu trữ và quản lý tệp tin, có thể [...]
Cách sửa lỗi tệp hoặc tên thư mục hiển thị 12HWA0~8
Khi sử dụng NAS Synology, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng tệp hoặc [...]
Cách lưu tệp từ Windows vào NAS Synology trong mạng nội bộ
Khi sử dụng NAS Synology, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu trở nên [...]
Kích thước ảnh khác nhau trên Synology Photos và ứng dụng iOS Photos
Việc phát hiện ra rằng kích thước của cùng một bức ảnh trên Synology Photos [...]
Lưu ý khi khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó
Khi cần khôi phục thư mục Hybrid Share về điểm khôi phục trước đó, có [...]
Cách ngăn chặn tấn công SSRF trên Download Station
Tấn công SSRF (Server Side Request Forgery) là mối đe dọa nghiêm trọng đối với [...]