2 giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp

2 giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp

Với lượng dữ liệu ngày càng tăng và yêu cầu bảo mật ngày càng cao, việc tìm kiếm giải pháp lưu trữ có tính năng và chi phí phù hợp với công ty khởi nghiệp trở nên khó khăn hơn. Biết được điều này, Mstartech sẽ giới thiệu đến bạn 2 giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp hiệu quả, giúp tăng hiệu suất và đảm bảo an toàn cho dữ liệu quan trọng.

Thách thức lưu trữ dữ liệu cho các công ty khởi nghiệp

  • Dung lượng dữ liệu tăng nhanh: Các công ty khởi nghiệp có xu hướng phát triển nhanh chóng, dẫn đến dung lượng dữ liệu cần lưu trữ tăng nhanh. Vì thế, giải pháp lưu trữ dữ liệu mở rộng dễ dàng sẽ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của doanh nghiệp.
  • Giới hạn chi phí: Các công ty khởi nghiệp thường bị giới hạn về nguồn lực tài chính. Do đó, việc tìm kiến giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp với nhu cầu, có tính bảo mật cao với chi phí hợp lý là một thách thức cho các công ty start-up.
  • Bảo mật dữ liệu: Dữ liệu của các công ty khởi nghiệp thường chứa thông tin về khách hàng, dự án và lộ trình phát triển của công ty. Vì thế, khả năng bảo mật dữ liệu khỏi các mối đe dọa bên ngoài như tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu là thách thức mà các công ty khởi nghiệp phải vượt qua.
  • Quản lý dữ liệu hiệu quả: Công ty start-up cần hệ thống quản lý dữ liệu thông minh và dễ dàng sắp xếp để tìm kiếm, truy cập và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng.

Thách thức lưu trữ dữ liệu cho các công ty khởi nghiệp

Thách thức lưu trữ dữ liệu cho các công ty khởi nghiệp (Nguồn: Internet)

2 giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp

Giải pháp lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

Công ty start-up có thể lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ được quản lý bởi các nhà cung cấp cloud. Nhờ đó, chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và lưu trữ dữ liệu sẽ được giảm.

Ưu, nhược điểm

  • Ưu điểm: Giải pháp lưu trữ đám mây cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt, cho phép công ty khởi nghiệp tăng hoặc giảm không gian lưu trữ theo nhu cầu thực tế. Đồng thời, doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho lượng dữ liệu thực tế sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc sở hữu và quản lý cơ sở hạ tầng lưu trữ. Giải pháp lưu trữ đám mây còn cung cấp khả năng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi và ở bất kỳ thiết bị có kết nối internet.
  • Nhược điểm: Các doanh nghiệp thường lo ngại về khả năng bảo mật thông tin của giải pháp đám mây. Nếu nhà cung cấp dịch vụ đám mây không có biện pháp bảo mật tốt, thông tin của các doanh nghiệp có thể bị rò rỉ hoặc tấn công. Bên cạnh đó, giải pháp lưu trữ đám mây phụ thuộc vào kết nối Internet. Vì thế, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi truy cập vào dữ liệu nếu xảy ra sự cố Internet.

3 giải pháp lưu trữ đám mây phổ biến

Có nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Dưới đây là một số dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến và được đánh giá cao:

  • Google Drive: Đây là dịch vụ lưu trữ đám mây của Google, cung cấp 15GB dung lượng miễn phí và tích hợp tốt với các ứng dụng khác của Google.
  • Microsoft OneDrive: Đây là dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft, tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng và dịch vụ của Microsoft như Office 365 cho doanh nghiệp.
  • Amazon S3: Đây là dịch vụ lưu trữ đám mây của Amazon Web Services (AWS), cung cấp khả năng lưu trữ linh hoạt và bảo mật cao.

Việc lựa chọn dịch vụ lưu trữ đám mây phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.

Giải pháp lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

Giải pháp lưu trữ đám mây (Cloud Storage) (Nguồn: Internet)

Thiết bị lưu trữ dữ liệu tập trung NAS

Thiết bị lưu trữ NAS (Network-Attached Storage) đã trở thành một giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu phổ biến cho các công ty khởi nghiệp. Thiết bị lưu trữ NAS cung cấp không gian lưu trữ lớn, linh hoạt, bảo mật và dễ sử dụng.

Ưu, nhược điểm

  • Ưu điểm: Thiết bị NAS cung cấp khả năng lưu trữ tập trung cho nhiều người dùng và thiết bị trong cùng mạng nội bộ. Người dùng cũng có thể mở rộng không gian lưu trữ với thiết bị NAS Synology dễ dàng.
  • Nhược điểm: Việc triển khai hệ thống NAS có thể tốn kém và phức tạp hơn so với việc sử dụng dịch vụ đám mây.

Để giải quyết nhược điểm này, Mstar Corp – nhà phân phối Synology C2 tại Việt Nam, đã cung cấp dịch vụ M-Service với các bước cài đặt NAS cơ bản miễn phí ngay khi mua thiết bị NAS tại Mstar Corp.

3 thiết bị lưu trữ NAS Synology cho công ty khởi nghiệp

Nếu bạn quyết định triển khai hệ thống NAS cho công ty khởi nghiệp, các thiết bị Synology sau đây có thể là sự lựa chọn tốt:

  • NAS Synology DS423+: DS423+ là thiết bị NAS 4-Bay cung cấp hiệu suất ổn định và khả năng mở rộng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu lưu trữ của công ty khởi nghiệp.
  • NAS Synology DS723+: Với 2 khe cắm ổ cứng, DS723+ là một thiết bị NAS 2-Bay có khả năng xử lý cao và hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu nhanh chóng.
  • NAS Synology DS923+: Đây là thiết bị lưu trữ 4 khe ổ cứng, phù hợp với các doanh nghiệp start-up.

Thiết bị lưu trữ dữ liệu tập trung NAS

Thiết bị lưu trữ dữ liệu tập trung NAS

Yếu tố lựa chọn giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp

  • Khả năng mở rộng: Một giải pháp lưu trữ linh hoạt và có khả năng mở rộng là cần thiết cho một công ty khởi nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phát triển và mở rộng nhanh chóng nên hệ thống lưu trữ cần có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
  • Tính linh hoạt: Công ty khởi nghiệp cần một giải pháp lưu trữ linh hoạt, cho phép người dùng truy cập từ xa, cộng tác và quản lý dữ liệu mọi lúc mọi nơi.
  • Bảo mật dữ liệu: Các công ty khởi nghiệp thường có thông tin và dữ liệu quan trọng. Vì thế, hệ thống lưu trữ cần đảm bảo khả năng bảo mật cao và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật.
  • Chi phí phù hợp: Công ty khởi nghiệp thường có nguồn lực tài chính hạn chế nên giải pháp lưu trữ cần có chi phí phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Một yếu tố quan trọng khác là dịch vụ hỗ trợ từ nhà cung cấp giải pháp lưu trữ. Công ty khởi nghiệp cần đảm bảo rằng họ có một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp sẵn sàng giúp đỡ trong trường hợp có vấn đề xảy ra.

Với vai trò là nhà phân phối Synology hàng đầu Việt Nam, Mstar Corp cung cấp cho bạn sản phẩm chính hãng 100% và dịch vụ cài đặt cơ bản miễn phí. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp phù hợp, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp để được hỗ trợ tư vấn độc quyền miễn phí.

Yếu tố lựa chọn giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp

Yếu tố lựa chọn giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi triển khai giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp

  • Xác định nhu cầu lưu trữ: Công ty start-up cần xác định rõ nhu cầu lưu bằng cách đánh giá lượng dữ liệu hiện tại và dự đoán dung lượng tăng trưởng trong tương lai. Việc xác định nhu cầu lưu trữ sẽ giúp đảm bảo hệ thống có đủ dung lượng để đáp ứng tốc độ tăng trưởng dữ liệu của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Chọn giải pháp phù hợp: Công ty khởi nghiệp cần xem xét các giải pháp lưu trữ khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp. Quan trọng là giải pháp lưu trữ phải có tính linh hoạt, bảo mật cao và có khả năng mở rộng.
  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Công ty khởi nghiệp nên xác định kế hoạch sao lưu dữ liệu định kỳ và kiểm tra khả năng khôi phục dữ liệu. Điều này giúp đảm bảo dữ liệu quan trọng không bị mất hoặc rò rỉ. Chiến lược backup 3-2-1 thường được nhân viên Mstar Corp tư vấn cho khách hàng có khả năng bảo vệ dữ liệu lên đến 99%.
  • Quản lý dữ liệu: Doanh nghiệp nên đảm bảo dữ liệu được tổ chức, đặt tên và phân loại hợp lý để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.

Trong bài viết trên, Mstartech đã giới thiệu đến bạn giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, giải pháp lưu trữ cho công ty khởi nghiệp đã trở thành một yếu tố không thể thiếu. VÌ thế, nếu bạn vẫn còn phân vân việc lựa chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp để được tư vấn.





Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ chuyên viên về NAS Synology tại Mstar Corp.